Friday, 19 Apr 2024
Tài liệu kỹ thuật Tin tức

Lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng mùa mưa

Thời tiết thay đổi thất thường, mưa lớn kéo dài làm môi trường nước ao luôn biến động, khi đó tôm nuôi dễ bị stress và mẫn cảm hơn với các mầm bệnh. Vì vậy, người nuôi tôm cần lưu ý để có cách xử lý và chăm sóc tôm phù hợp.

1/ Những ảnh hưởng thường gặp khi nuôi tôm mùa mưa:

– Biến động môi trường: Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, độ kiềm và độ mặn giảm đột ngột. Mưa kéo dài làm thiếu ánh sáng, tảo kém quang hợp nên dễ dẫn đến hiện tượng sụp tảo làm mùn bả hữu cơ được tạo ra và có thể tích tụ nhiều hơn dưới đáy ao. Các khí độc như NH3, NO2 và H2S theo đó lại tăng nhanh làm tôm sốc. Các vi khuẩn gây bệnh có điều kiện tốt hơn để phát triển và lấn án vi khuẩn có lợi nên tôm dễ nhiễm bệnh.

– Ảnh hưởng đến sức khỏe tôm:

+ Tôm giảm ăn: các nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ giảm đột ngột 1oC thì tôm giảm ăn từ 5-10%. Khi nhiệt độ giảm đột ngột 30C, tôm giảm ăn tới 30-50%.

+ Tôm dễ lột xác do biến động môi trường đột ngột nhưng lại khó cứng vỏ do nước mưa làm giảm nồng độ khoáng cần thiết cho tôm sau lột xác.

+Tôm dễ rớt đáy, tỉ lệ chết chiếm 2 – 3%, có thể lên đến 50% nếu mưa kéo dài cả tuần, do tiếng ồn của trận mưa khiến tôm sợ hãi và di chuyển xuống đáy ao, nơi ít tiếng ồn, nhiệt độ ấm hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên lại là nơi nguy hiểm hơn vì đáy ao thiếu oxy, khí độc, bùn đáy và vi khuẩn gây bệnh nhiều hơn, nên tôm lột có nguy cơ chết nhanh khi xuống đáy.

2/ Các giải pháp khắc phục khi nuôi tôm trong mừa mưa:

– Trước, trong và sau khi mưa, rải vôi nông nghiệp (CaCO3) xung quanh ao để phòng ngừa các hiện tượng giảm pH, xì phèn. Khi mưa kéo dài, có thể bơm xả bớt nước tầng mặt để hạn chế biến động môi trường.

– Tăng cường hệ thống oxy đáy và quạt nước liên tục trong suốt thời gian mưa. Có thể chuẩn bị sẵn các sản phẩm cung cấp oxy tức thời để rãi khi cần thiết.

– Sau khi mưa, tăng cường tạt khoáng chất gấp đôi (tạt khoáng Shell Canxi 5kg/1.000 m3) để giúp tôm cứng vỏ nhanh khi lột xác do biến động môi trường.

– Khi trời mưa, nhiệt độ giảm tôm sẽ giảm ăn. Nhiệt độ giảm 1oC đột ngột, tôm giảm ăn từ 5 -10%, nhiệt độ giảm đột ngột 3oC, tôm giảm ăn tới 30 – 50%. Do đó, bà con nên ngừng cho ăn, chờ đến khi ngớt mưa thì cho ăn với số lượng giảm 30 – 50% lượng thức ăn bình thường. Điều này nhằm hạn chế thức ăn dư thừa, tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm bị đóng rong.

– Các vi khuẩn gây bệnh thường phát triển nhanh, nên cần test khuẩn (bằng đĩa thạch) và diệt khuẩn bằng Nano Bạc, sau đó cấy lại men vi sinh (chế phẩm EM probio) để ổn định môi trường, hạn chế các khí độc phát sinh.

EM đậm đặc nano-bac-nuoi-tom

– Tuyệt đối không cho tôm ăn trong thời gian mưa lớn kéo dài. Các cữ ăn còn lại nên bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết giúp tôm vượt qua giai đoạn stress như: bổ sung men tiêu hóa Pro-one, vitamin C plus, khoáng Nano canxi và thuốc bổ gan Hepnic với liều lượng 5 – 7 gr/ml/kg thức ăn.

Nuôi tôm mùa mưa khó khăn hơn mùa nắng do vậy bà con nên theo sát biến động môi trường và sức khỏe đàn tôm để áp dụng những biện pháp phòng ngừa hợp lý nhằm giảm thiểu bớt những tổn thất cho bà con nuôi tôm thẻ chân trắng trong mùa mưa.

Đăng bình luận