Đậu nành (đỗ tương, bánh dầu …) với hàm lượng dinh dưỡng rất cao: Protein hơn 40%, 10-25% lipid, 10-15% glucid, nhiều muối khoáng, vitamin, vi lượng … Tuy nhiên những dinh dưỡng này tồn tại ở dạng cây trồng khó hấp thu được. Vì vậy nếu phân giải các hợp chất dinh dưỡng trong đậu nành (đỗ tương, bánh dầu) thành dạng cây trồng dễ hấp thu, sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng vô cùng lớn và có lợi cho cây phát triển.
Dùng Chế phẩm sinh học EM ủ đậu nành (bánh dầu, đỗ tương, bã đậu … ) đúng cách sẽ tạo được dòng “siêu phân bón” hữu cơ cho cây trồng.
TÁC DỤNG HỮU ÍCH CỦA PHÂN ĐẬU NÀNH (ĐỖ TƯƠNG)
Phân đậu nành hay đỗ tương có nhiều tác dụng rất tốt cho cây trồng
+ Giúp cứng cây, bật nhiều mầm lộc và mầm nụ, hoa to, đậm màu và bền hoa.
+ Tăng mật độ vi sinh vật có ích trong đất, làm cho đất tơi xốp, dinh dưỡng được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để.
+Phòng ngừa, tăng sức đề kháng và hạn chế nấm bệnh cho cây trồng.
+Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ dễ phát triển mạnh.
+ Phân hủy các chất khó tan và độc tố trong đất.
QUY TRÌNH Ủ PHÂN ĐẬU NÀNH VỚI CHẾ PHẨM E.M
Nguyên vật liệu
+ 5 kg đỗ tương (đậu nành) dạng bột (nếu mua dạng hạt thì phải làm thêm công đoạn xay nhuyễn).
+ 2 lít mật rỉ đường hoặc đường tán (lượng đường chiếm khoản 10% thể tích của mẻ đỗ tương)
+ 1 lít Chế phẩm vi sinh EM1 (hay EM gốc)
+ 20 lít nước sạch hoặc nước máy đã khử clo bằng cách để bay hơi tự nhiên 1 ngày hoặc nước giếng…
Các bước thực hiện
Bước 1: Tiến hành Nhân sinh khối men vi sinh thứ cấp EM2
– Công thức ủ EM2: 1 lít EM1 + 2 lít rỉ mật đường + 20 lít nước, ủ kín yếm khí trong 3 – 5 ngày.
EM đậm đặc Probio | EM gốc được ủ từ EM probio |
Cách ủ EM2 có thể tham khảo thêm tại đây.
Bước 2: Xay đỗ tương/đậu nành
– Ngâm nở 5 kg đỗ tương/đậu nành qua đêm cho đỗ mềm rồi xay nhuyễn, hoặc luộc đỗ cho mềm rồi xay nhuyễn. Ở đây mình xay bằng máy xay chế độ kem nên không cho thêm nước. Bạn có thể xay với một ít nước để thu được cả bã và nước cốt chất lượng phân sẽ đạt hơn nhiều so với làm bằng bã đậu tương thải ra của các lò xay đậu.
Bước 3: Tiến hành ủ phân đậu nành/đỗ tương
– Sau khi xay đầu nành/đỗ tương xong rồi bỏ bã đỗ tương vô thùng men thứ cấp EM2, tiếp tục đậy kín nắp cho đến 30-35 ngày là hoàn thành dung dịch phân đỗ tương. Cứ 5 – 7 ngày mở nắp ra và quậy hỗn hợp ủ 1 lần rồi đầy kín lại như ban đầu.
– Lưu ý: có thể tăng nhanh quá trình ủ và hạn chế mùi hôi bằng cách bổ sung enzyme Procozoll với liều 100 ml/100kg đậu nành/đỗ tương.
Procozoll có thành phần là các enzyme như protease, lipase, … có tác dụng thúc đẩy phản ứng phân hủy chất hữu cơ nhanh. Do đó làm nhanh tiến trình ủ phân và hạn chế mùi hôi |
– Thành phẩm thu được là dung dịch phân đỗ tương nguyên chất, có màu vàng nâu của men vi sinh EM thứ cấp, có mùi sản phẩm đặc trưng, mùi chua lên men và thơm của đỗ tương.
CÁCH SỬ DỤNG PHÂN ĐẬU NÀNH (ĐỖ TƯƠNG) THÀNH PHẨM
– Tỉ lệ pha loãng phân đỗ tương (đậu nành) để tưới là 1 đến 100-200 lần.
– Nếu làm với đậu nguyên hạt thì lấy nước pha loãng theo tỉ lệ trên rồi bón cây, còn xác bón gốc cây hoặc để lại xác tiếp tục dùng để ngâm cũng mẻ đậu tiếp theo.
– Thời gian bón cho cây: 7-10 ngày/lần
Trên đây là hướng dẫn ủ dịch đỗ tương/đậu nành làm phân bón hữu cơ do Dũng cá thực hiện. Liên hệ 0909.633.190 để hỗ trợ kỹ thuật và mua hàng.
**** Mua hàng ****
– Shopee: https://shopee.vn/dungcatv
– Lazada: https://www.lazada.vn/shop/dung-ca
– Tepbac: https://tepbac.com/eshop/shop/dung-ca-90.html