Saturday, 27 Apr 2024
Tài liệu kỹ thuật

Trị dứt điểm bệnh phân trắng trên tôm – Dũng cá

1/ Nguyên Nhân:

Bệnh phân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra như:

– Vi khuẩn: Nhóm Vi khuẩn Vibrio (như V.Proteolyticus, V. Alginolyticus, V. Harveyi)

 Ký sinh trùng: Trùng hai tế bào (Vermifrom và Gregarine) gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột.

– Tảo độc và thức ăn chứa nấm mốc, độc tố sẽ phá vỡ lớp tế bào ngoài của thành ruột và manh tràng của tôm gây nên các vết viêm nặng, vi khuẩn Vibrio tấn công làm chết tôm.

Một số tác giả cho rằng thành ruột tôm bị bệnh có màu vàng nhạt có liên quan đến sự xuất huyết ruột ở tôm và hiện tượng này do các chất độc của tảo gây ra.

Khi tôm ăn tảo độc thì các chất này sẽ phá vỡ lớp tế bào ngoài của thành ruột và manh tràng của  tôm gây nên các vết viêm nặng, nếu bội nhiễm vi khuẩn Vibrio sp sẽ có thể gây chết tôm.

2/ Triệu chứng

 Xuất hiện các đoạn phân tôm màu trắng đục trong nhá hoặc nổi trên mặt nước, có khi phân còn dính ở hậu môn tôm bị bệnh..

– Nếu bệnh nặng sẽ xuất hiệu rất nhiều đoạn phân trắng trôi nổi lở lửng trong ao nuôi và đã có tôm chết rãi rác

– Tôm giảm ăn nếu bệnh nặng tôm bỏ ăn.

– Tôm bị ốp, vỏ  mềm mỏng, chậm lớn.

– Quan sát kỹ đường ruột của tôm thấy ống ruột bị đứt quãng hoặc trông rỗng, khi bóp nhẹ thấy phân tôm có thể di chuyeernleen xuống trong ống ruột của tôm, nhất là phần cuối ruột, ở giai đoạn này tôm có thể giảm ăn nhanh và nếu không có biện pháp xử lý kịp thời tôm có thể bỏ ăn hoàn toàn chỉ trong vòng vài ngày và bắt đầu xuất hiên tôm chết ở trong ao

– Các con tôm bệnh có màu sậm bất thường.

3/ Phòng Bệnh:

 Kiểm tra chất lượng con giống trước khi đưa vào nuôi để tránh mang mầm bệnh vào ao, nếu có điều kiện nên kiểm tra thêm chỉ tiêu nguyên sinh động vật Gregarine trong ruột tôm giống trước khi thả.

– Thả nuôi mật độ phù hợp với từng loại mô hình như ao đất 60 – 80 con/m2, ao bạt 200 – 300 con/m2.

– Cải tạo ao và chuẩn bị nước nuôi thật kỹ càng đảm bảo các điều kiện thủy hóa phù hợp nuôi tôm thẻ.

– Cần quản lý môi trường ao nuôi thật tốt, luôn giữ pH ổn định, không biến động giữa sáng và trưa trên 0,5 độ. Thay nước ao nuôi định kỳ 9 từ ao lắng hoặc nước đã được xử lý kỹ).

– Kiểm soát không cho tảo phát triển qua nhiều (mật độ tảo quá dày).

– Quản lý thức ăn tốt để tránh thức ăn dư thừa làm xấu môi trường nước, hạn chế hoặc không sử dụng thức ăn tươi sống như: nghêu, sò, cá.. vì đây là biện pháp quan trọng nhằm hạnh chế sự xuất hiên và lấy lan của bệnh.

– Theo dõi tôm trong vó thường xuyên.

 4/ Trị Bệnh:

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh phân trắng cần tiến hành các bước sau:

– Ngưng cho tôm ăn 1 – 2 ngày

– Xử lý môi trường:

+ Tăng cường thay nước từ 30 – 50%

+ Sử dụng Iodine/Trizin/Nano Bạc sát khuẩn nước ao với liều 1 lít/kg /2000 m3  (lần 1)

+ Sau 24-48h đánh diệt khuẩn lần 2

+ Sau 48h Chế phẩm EM (5 lít/1000m3) hoặc BZT yucca clear (100gr/1000m3)

– Cho Ăn:

Sáng:

+ Kháng sinh Cefotaxin liều 2 gr/kg thức ăn hoăc

Nano thảo dược liều 10ml/kg thức ăn.

nano thao duoc

Trưa:

+ Pro-one 10g/kg thức ăn.

Trưa chiều:

+ Kháng sinh Cefotaxin liều 2 gr/kg thức ăn hoăc

+ Nano thảo dược liều 10ml/kg thức ăn.

Chiều:

+ Hepnic 10ml/kg thức ăn

+ Nano canxi: 5gr/kg thức ăn.

Cho ăn liên tục 5 ngày thấy phân trắng giảm trên 90% thì ngưng sử dụng thuốc.​

EM đậm đặc

Đăng bình luận