Monday, 29 Apr 2024
Tài liệu kỹ thuật Tin tức

Khí độc NH3, NO2, H2S trong ao tôm và cách trị hiệu quả – Dũng cá

Trong nuôi tôm, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3, NO2 và H2S phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng chỉ sau một tháng nuôi.

Chỉ tiêu Giá trị
NH3 thực < 0,02 ppm
NO2 < 0,5 ppm
H2S < 0,003

Ngưỡng khí độc mà tôm còn có thể chịu đựng được

Khi ao tôm bị nhiễm khí độc, người nuôi khá băn khoăn trong vấn đề giải quyết, bới khí độc rất khí để trị dứt điểm. Trong bài viết này, Dũng cá sẽ chia sẻ một vài thông tin cơ bản về các khí độc trên đồng thời kèm theo giải pháp mà Dũng đã áp dụng thấy thật sự có hiệu quả.

1/ Khí NH3:

Ammonia tồn tại trong môi trường nước ở hai dạng NH4+(dạng ion) và NH3(dạng không ion), dạng ion ít gây độc cho tôm, trong khi đó dạng không ion lại gây độc cho tôm. Hàm lượng NH3 hiện diện trong môi trường nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó pH và nhiệt độ là hai hai yếu tố quan trọng nhất, nhìn chung nếu nhiệt độ càng cao, pH càng cao, hàm lượng oxy thấp thì tính độc NH3 càng cao, tuy nhiên nếu độ mặn gia tăng thì tính độc của chúng giảm chút ít nhưng không đáng kể.

Điều trị: Khi phát hiện ao có khí độc NH3 cao, người nuôi cần thực hiện theo các bước sau:

+ Thay 30% nước tầng đáy (nếu có thể)

+ Tăng cường chạy quạt

+ Sử dụng kết hợp bộ 3: Men vi sinh  NITRIT REMOVER + Yucca + Zeolite: trộn với nhau và rãi xuống ao lúc 3 giờ chiều.

+ Ngày hôm sau: tiếp tục đánh men NITRIT REMOVER vào lúc 9 giờ.

+ Khí độc NH3 sẽ giảm nhanh chóng, nếu ao vẫn tiếp tục sản xuất NH3 thì lặp lại quy trình xử lý như trên.

2/ Khí độc NO2:

Khi ao có khí độc NH3, các vi khuẩn nitrit (Nitrosomonas spp và Nitrosococcus spp) và nitrat (Nitrobacter spp và Nitrospira spp) sẽ thực hiện Quá trình nitrat hóa sẽ oxy hóa Amonia (độc cho tôm) thành nitrat (không độc cho tôm) thông qua sự hình thành Nitrit (gây độc cho tôm) trong điều kiện có oxy. Quá trình này thường xảy ra trong ao thiếu oxy do không được sục khí đầy đủ hoặc có sự tồn tại những khu vực yếm khí (góc chết) trong ao.

Điều trị: Khi phát hiện ao có khí độc NO2 cao, người nuôi cần thực hiện theo các bước sau:

+ Thay 30% nước tầng đáy (nếu có thể)

+ Tăng cường chạy quạt để cung cấp oxy cho tôm

+ Sử dụng kết hợp: Men vi sinh  NITRIT REMOVER (1 gói) + cám gạo (5kg) sử dụng cho 2.000m3,  lúc 3 giờ chiều.

+ Ngày thứ 2: tiếp tục đánh men NITRIT REMOVER vào lúc 9 giờ (nhịp 2).

+ Ngày thứ 4: tạt men NITRIT REMOVER lặp lại vào lúc 9 giờ sáng

Khí độc NO2 sẽ giảm nhanh chóng, nếu ao vẫn tiếp tục sản xuất NO2 thì lặp lại quy trình xử lý như trên.

3/ Khí độc H2S:

Trong quá trình nuôi, các chất thải được máy quạt nước gom tụ vào giữa đáy ao (đối với ao đáy bùn đất thì một lượng chất thải vẫn còn phân bố xung quanh nền đáy). Đống chất thải này phân thành 2 lớp. Lớp ngoài rất mỏng (khoảng 5 mm) được ôxy hoá nên có màu tương đối sáng, có chức năng bao phủ và hạn chế khí độc thoát ra ngoài. Lớp bên dưới có màu đen, chất thải ở điều kiện thiếu ôxy nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra khí độc H2S.

Khí độc H2S có mùi trứng thối, càng nhiều bùn đen thì càng nhiều khí độc H2S. Nó được gọi là “sát thủ” vì độ độc H2S cao gấp nhiều lần so với NH3 và NO2, chỉ cần 0,01 ppm là có thể giết chết tôm.

Khi bị nhiễm khí độc H2S, ao xuất hiện những bọt bong bóng lâu tan nổi trên mặt nước ở giữa ao. Chất thải chuyển sang màu rất đen. Thỉnh thoảng tôm giảm ăn mạnh vào cữ sáng. Xuất hiện tôm chết sậm màu với dấu hiệu miệng đen và mang có màu khác thường như hồng, đỏ tía hoặc đen. Trong giai đoạn lột xác tôm có xu hướng lẫn tránh những con khỏe vào khu vực chất thải nơi có khí độc H2S cao, khiến tôm bị stress (sốc) và trở nên yếu hơn.

Điều trị:

+ Rãi vôi Cao để nâng pH khu vực nổi khí ở giữa ao

+ Tăng cường quạt nước

+ Đánh men hàn đáy AQ6S lúc 9 giờ sáng để hạn chế khí độc bốc lên nhiều.

+ Tiếp tục đánh men PSB đã ủ mật đường 5 lít/1.000m3 để hấp thu khí độc

+ Sau 2 ngày tiếp tục đánh men PSB ủ với liều lượng như trên và duy trì cho tối thiểu 3 nhịp cho đến khi cải thiện.

Đăng bình luận