1. Thế nào là vi khuẩn quang hợp (VKQH)
Vi khuẩn quang hợp (gọi tắt là PSB = Photosynthetic Bacteria) là một loại vi khuẩn có thể thực hiện quá trình quang hợp (nhưng khác với quang hợp của thực vật) để phát triển.
Phương trình tác dụng quang hợp thực vật là: H2O + CO2 ánh sáng (CH2O) + O2
Phương trình tác dụng quang hợp của VKQH là: H2S + CO2 ánh sáng (CH2O) + H2O + 2S
Vi khuẩn quang hợp là loại vi sinh vật có trong thuỷ quyển, chúng phân bố rộng rãi ở ruộng, nước ao hồ, sông ngòi, biển và trong đất. Đặc biệt là trong lớp đất bùn đáy chiếm số lượng tương đối nhiều.
Ðặc điểm của loại vi khuẩn này là tính thích ứng mạnh, bất kể là trong nước biển hay trong nước ngọt, trong những điều kiện khác nhau: có ánh sáng mà không có ôxy hoặc tối tăm mà có ôxy, … đều có thể lợi dụng vật chất hữu cơ cấp thấp (axit béo cấp thấp, amino axít, đường, …) để phát triển.
Trong điều kiện không có oxy, có ánh sáng: 2H2S+ CO2 quang hợp -> (CH2O) + H2O + 2S
(lợi dụng các sunfit, phân tử H hoặc vật hữu cơ khác làm thành dioxide carbon CO2 cố định tiến hành tác dụng quang hợp)
Trong điều kiện có ôxy mà tối tăm: C4H6O5 + H2O ánh sáng 2(CH2O) + 2CO2 + 2H2
(lợi dụng vật hữu cơ như axit béo cấp thấp tạo nguồn carbon để tiến hành tác dụng quang hợp)
Nhìn bên ngoài, vi khuẩn quang hợp có dạng nước là chất lỏng màu nâu hồng. Ở dạng bột, chúng khác nhau theo sự khác nhau của vật mang. Hàm lượng vi khuẩn cũng khác nhau tuỳ theo nhà sản xuất, số lượng khuẩn sống ở mỗi ml/gr là mấy chục triệu hoặc mấy trăm triệu con.
2. Tác dụng và nguyên lý của vi khuẩn quang hợp
2.1 Làm sạch môi trường ao nuôi
Trong ao nuôi tôm, do sự tăng lên của thức ăn dư thừa và phân tôm, chất lượng nước bị ô nhiễm. Phương pháp truyền thống trước đây là thay một lượng nước lớn, xả bỏ nước cũ bị ô nhiễm, bơm vào nước sạch mới.
Song giải pháp này chỉ trị ngọn chứ không trị từ gốc, theo thời gian, mức độ ô nhiễm càng tăng có thể ảnh hưởng đến việc bắt mồi và sinh trưởng của tôm mà dẫn đến bệnh tật.
Cho nên nói nuôi tôm trước hết là nuôi nước là vì vậy, nước trong sạch, tôm ăn mồi nhiều, sinh trưởng nhanh, bệnh tự nhiên ít, và ngược lại.
Nếu trong quá trình nuôi, định kỳ cho một lượng vi khuẩn quang hợp thích hợp vào nước nuôi, có thể làm mất ion Nitrogen trong nước và các vật chất sinh ra do phân giải hữu cơ từ đó đạt tới việc không thay nước mà vẫn có thể giữ được môi trường nước tốt.
Theo tài liệu nghiên cứu cho biết, trong ao nuôi tôm sử dụng vi khuẩn quang hợp có thể làm cho tổng lượng nitrogen cơ bản ổn định ở mức dưới 0,02 mg/l, độ pH, hàm lượng ôxy hòa tan giữ ở mức bình thường. Trong thời kỳ nuôi giống tôm thẻ, bổ sung vi khuẩn quang hợp giúp suốt thời gian nuôi giống không cần thay nước mà vẫn bảo đảm chất nước tốt, tỷ lệ giống nuôi có thể nâng cao 66,6%.
2.2 Phòng và trị bệnh trên tôm
Do sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn quang hợp, mà hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn khác gây bệnh.
Theo báo cáo, vi khuẩn quang hợp có tác dụng rõ rệt đối với bệnh đỏ thân, bệnh đen mang, bệnh vi khuẩn dạng sợi.
Vi khuẩn quang hợp trong quá trình chuyển hoá có thể sinh ra loại men trypsin có tác dụng phòng bệnh tôm hiệu quả.
2.3 Làm thức ăn cho ấu trùng tôm
Vi khuẩn quang hợp có giá trị dinh dưỡng rất cao, hàm lượng prôtêin đạt trên 60%, đồng thời còn chứa vitamin nhóm B phong phú và folacin, sinh tố và chất kích thích tăng trọng chưa biết, chất lượng của nó thì enzymes không có cách gì so sánh được.
Còn khuẩn thể của vi khuẩn quang hợp rất nhỏ (chỉ là 1/20 của tảo tiểu cầu), do đó, còn là thức ăn vừa miệng nhất của ấu trùng cá, tôm, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Trong quá trình nuôi ấu trùng tôm cá, ứng dụng vi khuẩn quang hợp có thể nâng cao tỷ lệ sống, tăng nhanh sự sinh trưởng, giảm bớt lượng nước thay.
2.4 Làm chất bổ sung vào thức ăn tôm
Vi khuẩn quang hợp gồm vật chất sống có nhiều loại công năng thúc đẩy sinh trưởng và hoạt hoá hợp chất béo (nhân tố sinh trưởng)m, … Do đó, nó có thể trực tiếp bổ sung vào thức ăn tôm, cá. Nếu trong thức ăn cho thêm vi khuẩn quang hợp thì không cần phải thêm chất phụ gia vào thức ăn nữa. Vì giá thành không cao, thông thường trong thức ăn tăng 0,5 – 1% là có thể tăng rõ rệt hiệu quả thức ăn và tỷ lệ tăng trọng.
Căn cứ kết quả thí nghiệm cho biết, vi khuẩn quang hợp dùng cho nuôi tôm thẻ dưới 8 mm có thể tăng sản lượng 12%.
3. Phương pháp sử dụng vi khuẩn quang hợp và những vấn đề cần chú ý
3.1 Phương pháp sử dụng
* Trộn vào thức ăn cho tôm/cá: lượng dùng dạng nước là 1% (10ml/kg), lượng dùng dạng bột là 0,5% (5gr/kg). Pha một ít nước rồi trộn đều vào thức ăn, chờ 5 – 10 phút để vi khuẩn ngấm vào và cho tôm ăn. Có thể trộn chung với các sản phẩm bổ sung khác và chất kết dính.
* Tạt trực tiếp xuống ao: dùng vi khuẩn quang hợp thứ cấp tạt trực tiếp xuống ao với liều: 4 lít/1.000m3. Định kỳ 1 tuần sử dụng một lần. Có thể tăng liều hoặc số lần sử dụng tùy theo mức đô nhiễm của ao nuôi.
3.2 Khi sử dụng vi khuẩn quang hợp phải chú ý một số vấn đề dưới đây:
* Vi khuẩn quang hợp phải bảo quản ở nơi râm mát tránh ánh sáng.
* Trước khi sử dụng vi khuẩn quang hợp phải lắc đều nước sử dụng; vi khuẩn quang hợp chưa sử dụng hết phải nút kín cất giữ.
4. Sự khác nhau giữa vi khuẩn quang hợp và các vi khuẩn khác trong chế phẩm EM
Như trên đã nói, vi khuẩn quang hợp là một loại vi khuẩn có thể tiến hành tác dụng quang hợp, loại khuẩn này khi nồng độ H2S thấp, chúng có thể lợi dụng H2S để cung cấp hydrogen, cũng có thể lợi dụng chất hữu cơ phân tử lượng thấp để cung cấp hydrogen, cũng có thể lợi dụng muối amin, amino axit, các nitrat để làm nguồn nitrogen. Do đó, trong nước có vi khuẩn quang hợp có thể nhanh chóng khử NH3, H2S, chất hữu cơ, … từ đó cải thiện và làm sạch chất lượng nước.
Nhưng điều cần lưu ý là vi khuẩn quang hợp không thể lợi dụng vật hữu cơ phân tử lượng lớn như tinh bột, chất béo, prôtêin có từ vật phế thải của động vật, cặn bã thức ăn, xác động vật, … để quang hợp. Do đó, chỉ có thể sau khi vi khuẩn dị dưỡng tiêu hoá phân giải vật hữu cơ phân tử lượng lớn thành vật hữu cơ phân tử lượng thấp mới lợi dụng được vi khuẩn quang hợp trong sử lý nước ô nhiễm.
Ðể giải quyết những cái không đủ của vi khuẩn quang hợp, các chế phẩm EM với thành phần chứa các vi khuẩn dị dưỡng có tác dụng thực hiện quá trình phân hủy vật chất hữu cơ phân tử lớn thành những chất hữu cơ phân tử nhỏ để vi khuẩn quang hợp làm việc và kết quả làm sạch môi trường hiệu quả. Do đó, trong nuôi tôm việc kết hợp cả hai là điều cần thiết để ao nuôi luôn được sạch và tôm nuôi phát triển tốt giúp vụ nuôi thành công.
Chế phẩm EM đậm đặc | Vi khuẩn quang hợp PSB |
5. Cách ủ vi khuẩn quang hợp:
– 0.5 lít ủ ra 5 lít nước với 2 trứng gà và 0.5 muỗng nước mắm. Đậy chặt nắp và phơi nắng 30 ngày. Có thể dùng để nhân sinh khối tiếp sau 7 ngày khi thấy vi khuẩn đã phát triển.
– 0,5 lít ủ kín với 1 lít mật đường và 8,5 lít nước. Ủ kín từ 3 – 5 ngày có thể dùng được.
Trên đây là thông tin tổng hợp về vai trò vi khuẩn quang hợp trong nuôi trồng thủy sản. Cần thắc mắc trao đổi, xin liên hệ Dũng cá – 0909.633.190.
Dũng cá – tổng hợp
Pingback: Cách dùng chế phẩm E.M để nuôi tôm quảng canh cải tiến - Dũng cá
Pingback: Top 14 Psb Là Gì - Học Wiki
Pingback: Top 14 Vi Khuẩn Quang Hợp Psb Là Gì - Học Wiki