Thursday, 18 Apr 2024
Tin tức

Kết quả quan trắc môi trường nước nuôi tôm vùng hạ (thu mẫu 25/3/2021)

I. Kết quả kiểm tra chất lượng môi trường nước

1. Nhiệt độ:Tại tất cả các điểm quan trắc nhiệt độ đều thích hợp để nuôi tôm (dao động từ 30 -32oC).

2. pH:Tại tất cả các điểm quan trắccó pH thích hợp nuôi tôm (dao động từ 7,0 – 8,0).

3. Độ mặn:Tất cả các điểm quan trắc có độ mặn thích hợp để nuôi tôm, dao động từ 3- 20 ‰.

4. Độ kiềm: Tại tất cả các điểm quan trắc có độ kiềm thích hợp để nuôi tôm (dao động từ 87,2 – 152,6 mg/l).

5. Độ trong: Tại tất cả các điểm quan trắc độ trong thích hợp để nuôi tôm (dao động từ 25 – 40 cm).

6. Hàm lượng oxy hòa tan: Tất cả các điểm quan trắc có hàm lượng oxy hòa tanthích hợp để nuôi tôm (dao động từ 4,0 -5,5 mg/l).

7. Hàm lượng NH3: Tất cảcác điểm quan trắc đều không thấy sự hiện diện của hàm lượng NH3, thích hợp để nuôi tôm.

8. Hàm lượng NO2: Tại điểm quan trắc cầu Ông Chuồng, huyện Cần Giuộc và điểm sông Rạch Cát, huyện Cần Đước có hàm lượng NO2 cao, không thích hợp để nuôi tôm (dao động từ0,5 – 4 mg/l). Các điểm còn lại đều không thấy sự hiện diện của hàm lượng NO2.

II. Nhận xét chung

– Qua kết quả quan trắc phần lớn các chỉ tiêu môi trường nước phù hợp để nuôi tôm. Tuy nhiên, còn một vài điểm có chỉ tiêu NO2 chưa phù hợp đối với sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

– Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: Từ đêm 25/3-04/4, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

III. Khuyến cáo 

– Theo diễn biến tình hình thời tiết, chất lượng môi trường nước quan trắc, tình hình dịch bệnh gan tụy cấp, các hộ dân nuôi tôm có thể thả giống trong thời gian này. Tuy nhiên, cần tiến hành chuẩn bị, cải tạo ao đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, theo dõi khi dịch bệnh ổn định thì bắt đầu thả nuôi.

– Những khu vực có độ mặn cao, khi lấy nước vào ao cần pha loãng làm giảm độ mặn bằng nước ngọt./.

Nguồn: CCCNTY-TS L.A

Đăng bình luận