Friday, 26 Apr 2024
Tài liệu kỹ thuật Tin tức

Nguyên nhân – triệu chứng và cách điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm

       Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở tôm, vì bệnh này khiến tôm chết sớm và nhanh. Hậu quả nặng hơn là làm tổn thất lớn về tài sản, gây thất thu cho người nuôi tôm.

        1/ Nguyên nhân:

       Do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Vi khuẩn này nhiễm phage tích hợp nên độc lực cực mạnh, có thể làm tôm chết nhanh và đồng loạt.

     + Tôm chết dưới 35 ngày tuổi: Nguyên nhân lúc này có thể do tôm giống kém chất lượng và có khả năng đã nhiễm bệnh từ trại giống.

     + Tôm chết ở giai đoạn 35-60 ngày tuổi: Ở giai đoạn này mà tôm chết do nhiễm bệnh thì nguyên nhân nằm ở quản lý ao nuôi kém, nước trong, phèn sắt nhiều, nuôi tôm ở PH thấp, thiếu cân bằng Ca, Mg và K trong ao, thiếu oxy,… 

       2/ Triệu chứng 

      Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm thường diễn ra vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng và thường xảy ra trong tháng đầu nuôi tôm. Tôm còn nhỏ nên rất khó phát hiện. Tôm bệnh bơi lờ đờ, hay tấp mé bờ, có trường hợp tôm bệnh rớt đáy rất nhanh. Thăm khám thì thấy gan tụy sưng nhũn, nhạt màu. Thậm chí dẫn đến gan teo hay gan chai sậm màu, không còn có các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn. Bên ngoài vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn.

          3/ Cách phòng bệnh

      + Giải pháp tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch cho gan tụy của tôm thông qua bổ sung vào thức ăn các sản phẩm bổ trợ hệ miễn dịch tôm.

      + Cần phải chú ý thật kĩ đến từng giai đoạn phát triển của tôm theo từng mùa vụ và sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa trước các đốt bệnh hay xảy ra.

       + Cách tốt nhất là quản lý tốt môi trường nuôi tôm được ổn định và tối ưu. Hạn chế tối đa sự hiện diện của vi khuẩn và virus độc hại cũng như ngăn chặn các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào từng giai đoạn của tôm.   

       4/ Cách điều trị khi tôm bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của bệnh:

      + Việc điều trị sau khi bệnh tôm đã xảy ra là rất khó, do tôm không có hệ miễn dịch đặc biệt và sau khi mắc Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm bỏ ăn nên không đưa thuốc vào được. Với tôm chết rất nhanh sau khi bệnh. Làm việc điều trị bệnh tôm càng khó hơn.

     + Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi thấy tôm có các triệu chứng bệnh hay dịch từ các vùng nuôi lân cận thì nhanh chóng lấy mẫu phân tích, và nếu thấy sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus ở mật độ cao trong ruột tôm thì cần phải điều trị ngay.

      + Trên thực tế, khi phát hiện gan chuyển màu vàng khi kiểm tra trong nhá, người nuôi cần xem xét và đánh giá tỉ lệ nhiễm bệnh để xem khả năng phục hồi.

TH1: Nếu tỉ lệ thấp từ 10-30% thì tiến hành các bước điều trị như sau:

+ Ngưng cho tôm ăn 3 ngày.

+ Ngày thứ nhất tạt diệt khuẩn IODINE.

+ Ngày thứ 2 tạt kháng sinh đặc trị.

+ Ngày thứ 3 cho tôm ăn 70% và trộn Nano Thảo dược với liều 15ml/kg, 2 cữ hoặc dùng kháng sinh.

Khi tôm có dấu hiệu phục hồi thì tiếp tục duy trì dùng thuốc từ 5-7 ngày.

TH 2: Nếu tỉ lệ nhiễm cao > 60% thì

+ Đối với tôm nhỏ, trước khi xả bỏ, phải dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) để khử trùng, hạn chế lây nhiễm.

+ Đối với tôm thành phẩm, trong quá trình thu tôm, phải xử lý nước bằng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) trước khi xả ra ngoài, hạn chế lây nhiễm.

 

Đăng bình luận