Thursday, 25 Apr 2024
Tài liệu kỹ thuật Tin tức

Bệnh tôm chậm lớn do vi bào tử trùng (EHP)

1/ Nguyên nhân:

– Do vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP, thuộc nhóm ký sinh trùng).

– Vi bào tử trùng thường được tìm thấy trong nguồn nước ao nuôi, xâm nhập vào gan, tụy của tôm.

– Khi bị nhiễm bệnh, tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thu được chất dinh dưỡng.

2/ Cách lây truyền:

– Các bào tử EHP tồn tại trong trứng của tôm bố mẹ và làm tôm giống bị nhiễm bệnh.

– Tôm mạnh ăn tôm bệnh hoặc các ký chủ khác của EHP.

– Sau khi tôm lột xác, vi bào tử trùng sẽ thả ống bám vào vỏ mới (da) tôm, thải chất độc rồi xâm nhập vào cơ thể khiến tôm yếu đi. Nếu tôm ở độ tuổi còn nhỏ bị nhiễm thì tỷ lệ chết rất cao.

3/ Triệu chứng:

– Tôm sau thả nuôi 20 ngày trở lên rất chậm lớn. Sau khi tôm đạt trọng lượng 3-4 g/con, tôm chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn.

– Tôm nuôi 90-100 ngày tuổi vẫn có thể chỉ đạt cỡ 4-5g/con.

4/ Chẩn đoán bệnh:

– Dựa vào triệu chứng tôm không lớn sau khi thả nuôi 20 ngày.

– Gởi mẫu đến phòng thí nghệm kiểm tra:

+ Dùng phương pháp nested PCR và phương pháp LAMP.

Phương pháp này chính xác nhưng khá đắt tiền.

+ Phương pháp nhuộm màu tiêu bản vi thể: Phương pháp này khó thực hiện do bào tử kích thước nhỏ hơn 1 micron, nên chỉ quan sát được rất ít mặc dù mẫu bị nhiễm cường độ nặng, độ chính xác không cao.

5/ Kiểm soát dịch bệnh:

a/ Đối với trại tôm giống: Trước khi đưa vào cho sinh sản phải kiểm tra tôm bố mẹ, (mẫu phân) bằng phướng pháp nested PCR, nếu âm tính mới sử dụng.

b/ Trường hợp trại tôm giống nhiễm EHP: loại bỏ tất cảm tôm. Vệ sinh toàn bộ thiết bị, vật dụng và nền nhà, bể bằng chlorin 200ppm.

c/ Đối với người nuôi tôm:

– Xét nghiệm PCR tôm post đối với các bệnh: EMS, Đốm Trắng, EHP…

– Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ sau vụ nuôi, đặc biệt khi vụ trước đã xuất hiên EHP.

– Do bào tử của EHP có vỏ dày, Chlorine với hàm lượng cao cũng không diệt được bào tử EHP do đó nên xử lý bằng vôi sống trong quá trình cải tạo ao trước khi thả.

– Khi tôm được khoảng 16-17 ngày khi ăn được thức ăn viên số 2: trộn thuốc Ký sinh trùng 5g/kg thức ăn cho ăn 2 cử xen kẻ trong ngày và cho ăn liên tục 2-3 ngày để ngừa bệnh nội ký sinh.

  6/ Dùng vôi để diệt bào tử EHP:

– Dọn sạch bùn bã trong ao.

– Phơi ao cho khô (10-15 ngày).

– Cày xới sâu khoảng 10-12 cm.

– Bón vôi CaO khắp đáy ao, liều 6 tấn/ha.

– Sau đó, phơi ao thêm 1 tuần trước khi lấy nước.

– Sau khi dùng vôi CaO, pH đất sẽ tăng lên rất cao (có khi >12), sau vài ngày pH sẽ trở lại bình thường khi nó hấp thu COvà trở thành dạng CaCO3.

– Định kỳ dùng chế phẩm sinh học:

EM2 với liều 5kg/1.000m3 nước.

+ Hoặc BZT yucca clear 1 gói/10.000m3 nước.

Để cải tạo môi trường ao nuôi tốt.

7/ Biện pháp xử lý khi bệnh xảy ra:

– Diệt sạch tôm bệnh.

– Xử lý nước ao bằng vôi sống CaO.

– Tháo cạn nước và chuẩn bị ao nuôi từ đầu.

Đăng bình luận