Trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, việc cắt bỏ cuống mắt của tôm mẹ vẫn là một thực hành tiêu chuẩn ở hầu hết các trại sản xuất giống trên toàn thế giới nhưng nó ngày càng bị chỉ trích vì tác động của nó đến phúc lợi, tình trạng tôm bố mẹ (tình trạng dinh dưỡng và sinh lý) và chất lượng tôm post được tạo ra.
Để đánh giá khả năng ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống, các nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách sử dụng tôm post từ nhóm quần thể tôm bố mẹ, trong đó, một nửa đã bị cắt bỏ cuống mắt và một nửa không cắt.
Thử nghiệm với mầm bệnh
1/ Với bệnh Hoại tử gan tụy cấp:
Cho 100 con PL (trọng lượng trung bình 14 mg) từ con cái đã cắt bỏ hoặc không cắt bỏ được cho vào bể 20 lít cùng điều kiện môi trường. Duy trì độ mặn 15 ppt và 29,05 ± 0,130C. Các PL được tiếp xúc với 2,0 × 10 8 CFU / ml vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp AHPND ) gây bệnh và sau đó được kiểm tra ba giờ một lần trong 96 giờ tiếp theo.
2/ Với bệnh đốm trắng WSD:
Tôm giống (trọng lượng trung bình 1,42 ± 0,07 gam) được giữ riêng lẻ trong các bình 1 lít (50 lần lặp lại cho mỗi điều kiện). Độ mặn và nhiệt độ được duy trì lần lượt ở 15 ppt và 26,33 ± 0,730C. Cho ăn khẩu phần 0,1 gam mô L. vannamei bị nhiễm WSSV (trung bình 2,02 × 10 9 WSSV trên mỗi khẩu phần) và tôm được theo dõi ba giờ một lần trong 162 giờ tiếp theo.
Kết quả và thảo luận
+ Thử nghiệm AHPND cho thấy tôm giống từ con cái đã cắt bỏ có tỷ lệ sống thấp hơn đáng kể ( p = <1,3E-36) (38,8%) so với con cái không cắt bỏ (70,4%).
+ Thử nghiệm với WSD: tôm có nguồn gốc từ bố mẹ không cắt bỏ cuống mắt cũng có tỷ lệ sống (62%) cao hơn, nhưng không đáng kể ( p > 0,05) so với những con từ những con cái đã cắt bỏ (48%).
Nghiên cứu này đã giải quyết các mối quan tâm chính về phúc lợi của việc cắt bỏ cuống mắt đơn phương, sử dụng kháng sinh và hóa chất trong sản xuất tôm, cũng như quản lý và kiểm soát dịch bệnh trên tôm. Tôm giống từ những con cái không bị cắt bỏ có khả năng chống lại các bệnh thường gặp hơn, có nghĩa là tỷ lệ sống cao hơn và giảm nhu cầu đối với các phương pháp điều trị đắt tiền (và thường không hiệu quả). Cách tiếp cận này làm giảm khả năng thiệt hại về tài chính, góp phần vào sự bền vững của ngành và đặc biệt là đối với các hộ nông dân quy mô nhỏ, đảm bảo nuôi tôm là một lựa chọn sinh kế khả thi.
Nguồn: https://www.aquaculturealliance.org/