Thursday, 19 Sep 2024
Video kỹ thuật Video tôm

Cách Xử Lý Ao Nuôi Tôm Bị Sụp Tảo (Tảo Tàn) Hiệu Quả

Trong nuôi tôm, tảo là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên giữ vai trò như hệ thống lọc sinh học vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong thời gian nuôi có thể xảy ra một số biến động về tảo như: “tảo quá dày, xuất hiện tảo độc, tảo tàn “ trong đó hiện tượng tảo tàn là một trong những vấn đề đáng lo ngại và gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường trong ao và sự phát triển của tôm nuôi. Chính vì vậy công tác kiểm soát và xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm là rất quan trọng. Để hạn chế thiệt hại do hiện tượng tảo tàn gây ra bà con có thể tham khảo qua bài viết sau:


1. Ảnh hưởng của Tảo tàn (sụp tảo) đến ao nuôi tôm.

+ Tôm bị sốc hoặc bị ngợp do thiếu oxy đột ngột.

+ Tảo tàn tích tụ ở đáy ao nếu không xử lý kịp thời là điều kiện thuận lợi có khí độc bùng phát.

+ Tôm vùi mình vào xác tảo tàn dễ gây hiện tượng đóng rong nhớt trên thân tôm, 1 số trường hợp bám vào mang tôm gây bệnh đen mang.

+ Nếu tôm ăn phải xác tảo tàn có thể gây bệnh đường ruột cho tôm.

2. Biểu hiện:

+ Màu nước ao bị biến đổi: đục màu, trắng bạc
+ Đối với ao bạt: độ trong > 40cm. Có nhiều chất lơ lửng,bọt nổi nhiều khi không chạy quạt, một số trường hợp có xác tảo nổi lên.
+ Đối vối ao đất: nước trong hoặc có màu đục của bùn sình. Chất lơ lửng và bọt nhiều.
3. Nguyên nhân của hiện tượng tảo tàn:
+ Do người nuôi ít khi cắt tảo định kỳ khiến tảo già hoặc mật độ tảo dày trong ao.

+ Do mưa đột ngột, cũng có thể do mưa kéo dài hoặc nắng nóng kéo dài làm hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm.

+ Do thiếu ánh sáng trong ao do mưa kéo dài hoặc trời âm u, tảo không quang hợp được và bị lụi tàn.
+ Do người nuôi hay quen cắt tảo bằng hóa chất hoặc sử dụng hóa chất xử lý nước quá liều cũng gây ra hiện tượng tảo tàn.
4. Cách xử lý tảo tàn: mời các bạn xem video nhé

Đăng bình luận