Tuesday, 16 Apr 2024
Video kỹ thuật Video tôm

Cách phòng trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

           

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng đã gây thiệt hại lớn đến ngành nuôi nuôi tại Việt Nam. Tỷ lệ chết có thể lên đến 80 – 90% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây Dũng Cá sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ.


Nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Do các loài vi khuẩn có hại trong ao nuôi gây ra. Những loài vi khuẩn này có khả năng tiết ra các chất có khả năng ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm. Chúng thường phát triển mạnh ở các ao có tình trạng giàu dinh dưỡng (ô nhiễm) và tích tụ nhiều loại khí độc như NH3, NO2 và H2S, hàm lượng oxy hoàn tan trong nước thường thấp.

Ngoài vi khuẩn, nhiều nhóm sinh vật khác như động vật nguyên sinh, nấm cũng có thể xâm nhập và gây tổn thương vỏ tôm. Nấm có thể gây tác động xấu đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ. Đồng thời, động vật nguyên sinh có thể gây hiện tượng đen hóa nghiêm trọng trên mang (gọi là bệnh đen mang) ở tôm.
Biểu hiện của bệnh đốm đen trên tôm thẻ

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng có thể xuất hiện từ giai đoạn 20 – 90 ngày tuổi và tập trung nhiều nhất từ 25 – 45 ngày tuổi. Đặc biệt, vào những giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, độ mặn xuống thấp là thời điểm mà tỷ lệ tôm bị đốm đen cao nhất.

Khi tôm bị đốm đen, nếu quan sát bằng mắt thường chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu sau đây:

– Tôm giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ, hoạt động kém nhanh nhẹn, tốc độ tăng trưởng giảm;

– Trên thân tôm xuất hiện nhiều đốm đen li ti nằm rải rác hoặc chụm lại thành từng đám;

– Có thể xuất hiện những tổn thương phụ như mòn đuôi, mòn vảy râu, cụt râu,…

– Đối với những trường hợp bị nặng ruột sẽ rỗng, gan nhợt nhạt, bề mặt tôm bị đen và có mùi hôi.

Khi tôm bị nhiễm bệnh đốm đen thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Một số trường hợp phát hiện bệnh trễ thì hầu như mọi biện pháp đều không mang lại kết quả tốt và phải tiến hành thu hoạch ngay lập tức. Một số trường hợp tôm bị đốm đen chỉ được phát hiện khi thu hoạch dẫn đến giảm năng suất tôm nuôi.


Vậy làm thế nào để phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ hiệu quả nhất?

Về nguyên tắc, phần lớn các bệnh do vi khuẩn gây ra và có tốc độ lan nhanh trong bầy đàn. Do đó, việc phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng phải tuân theo hướng chú trọng đến các biện pháp cải tạo, duy trì chất lượng môi trường ao nuôi, cụ thể:

– Thường xuyên theo dõi tình trạng vệ sinh ao, đầm nuôi tôm, và các yếu tố chất lượng nước.

– Mật độ thả phải phù hợp với khả năng quản lý của người nuôi, trình độ kỹ thuật và mức độ am hiểu của người nuôi về tôm thẻ chân trắng; thiết kế cơ sở hạ tầng như diện tích ao nuôi, hệ thống quạt nước cấp oxy, độ sâu mực nước ao nuôi.

– Kiểm tra thường xuyên hàm lượng oxy trong ao nuôi tôm để có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu oxy cục bộ, nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây stress cho tôm, giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm bệnh hơn.

– Thường xuyên sử dụng men vi sinh, ít nhất trong 60 ngày đầu thả nuôi.

– Liên tục kiểm tra mật số vi khuẩn gây bệnh định kỳ từ 5 – 7 ngày/ lần để có biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện mật số vi khuẩn tăng cao hơn 103 CFU/ml.

– Bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, các loại Vitamin tổng hợp và hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

– Điều chỉnh, cân đối lượng thức ăn phù hợp, tránh trường hợp thừa nhiều thức ăn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.

– Sau 15 ngày nên đặt vó để có thể theo dõi tôm nuôi nhằm phát hiện bệnh sớm nhất.


Cách trị bệnh đốm đen: các bạn theo dõi video sau đây nhé

Đăng bình luận