Friday, 26 Apr 2024
Tài liệu kỹ thuật

Cách phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm – Dũng cá

1.Tác nhân gây bệnh

Do nhiều nguyên nhân gây ra, tôm bệnh không gây chết hàng loạt nhưng thường ốp thân và chậm phục hồi sau bệnh nên năng suất thấp dẫn đến hiệu quả không cao. Bệnh thường xuất hiện ở những ao có điều kiện sau:

+ Mật độ thả cao, đáy ao dơ, tôm bị nhiễm độc từ thuốc BVTV

+ Thức ăn kém chất lượng, bị nấm mốc, nhiễm độc tố Aflatoxin

+ Do tảo lam và tảo giáp tiết độc tố làm tê liệt biểu mô, ruột không hấp thụ được thức ăn, làm tắt nghẽn và gây bệnh phân trắng

+ Khi phân lập vi khuẩn ở gan tôm thấy có nhiều vi khuẩn Vibrio vulnificusVibrio cholerae, Vibrio alginolyticus

+ Xuất hiện nhiều ký sinh trùng trong gan và ruột: nhóm Gregarine, Vermiform, vi bào tử trùng, …

2.Dấu hiệu bệnh lý

+ Cường độ nhiễm nhẹ: Tôm sậm màu, đường ruột bị đứt khúc, ruột lỏng. Test khuẩn Vibrio mật số cao ( >1.000 cfu/ml).

+ Cường độ nhiễm trung bình:Trong nhá (sàn ăn) xuất hiện những đoạn phân nhạt màu, màu trắng, tôm giảm ăn 10-20%.

+ Cường độ nhiễm nặng: Phân trắng nổi trên mặt nước, tôm giảm ăn >50%, tôm ốp thân và chết rải rác. Tỉ lệ tôm hao hụt có thể lên 90%.

3.Triệu chứng

+ Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm lớn (>40 ngày tuổi).

+ Tôm mới phát bệnh, đường ruột tôm lỏng, đứt khúc. Một số tôm có dấu hiệu đục thân. Phân tôm trong nhá có màu sắc khác thường, không đồng màu.

+ Bệnh tiến triển nặng hơn, đường ruột chuyển sang màu trắng hoặc trống ruột hoàn toàn. Kèm theo hiện tượng trống ruột là gan tôm bắt đầu chuyển màu nhợt nhạt, vàng gan, rữa và chảy nước.

+ Bệnh khá nặng là khi có một vài cọng phân trắng nổi trên mặt nước cho đến nhiều sợi phân trắng nổi cuối gió.

4.Phòng bệnh

+ Phòng bệnh tổng hợp là biện pháp hiệu quả nhất.

+ Môi trường: Cải tạo ao, xử lý nước, quản lý môi trường nước, …

+ Vật chủ: Tăng cường sức đề kháng tôm nuôi. Bổ sung Vitamin C (VITAMIN C PLUS), Khoáng ăn (NANO CANXI), men tiêu hóa đường ruột (PRO-ONE), và các dòng thảo dược tự nhiên (HEPNIC).

+ Mầm bệnh: Khống chế vi khuẩn Vibrio < 1.000 CFU/ml. Bổ sung men vi sinh (Chế phẩm EM PROBIO) định kỳ vào ao nuôi.

+ Ngoài ra, cần bảo quản thức ăn cẩn thận tránh bị nấm mốc.

5.Trị bệnh

+ Trường hợp phát hiện sớm bệnh, có thể dùng EM tỏi trộn cho tôm ăn với liều 100ml/1kg thức ăn từ 2-3 cữ/ngày. Hoặc dùng men tiêu hóa cao cấp PRO-ONE với liều gấp 2, kéo dài trong thời gian 7-10 cho đến khi đường ruột tôm đẹp. Kết hợp với xử lý diệt khuẩn ao và cấy men vi sinh cải thiện chất lượng nước.

+ Trường hợp phát hiện hơi trễ, tỉ lệ nhiễm cao, xuất hiện khá ít phân trắng nổi trên mặt nước thì khuyến cáo giảm thức ăn 30-50% và tăng cường chạy sụt khí oxy trong suốt quá trình điều trị và áp dụng Phác đồ điều trị bệnh phân trắng:

◉ Ngưng ăn 1 – 2 ngày

◉ Diệt khuẩn 2 lần

◉ Giảm lượng ăn 30 – 50% và trộn kháng sinh 5-7 ngày

◉ Giải độc bằng thảo dược.

Đăng bình luận