Saturday, 27 Jul 2024
Video kỹ thuật Video tôm

Tôm Nuôi Chậm Lớn và Giải Pháp Khắc Phục

Tôm chậm lớn do nhiều nguyên nhân:

1. Do con giống kém chất lượng


Tôm giống kém chất lượng khi bố mẹ sinh sản nhiều hoặc do quá trình chăm sóc và vận chuyển chưa đúng cách. Do đó, khi lựa chọn giống bà con cần phải sàng lọc lựa chọn những con giống khỏe, bởi nhà sản xuất uy tín. Cần phải kết hợp sử dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra.



2. Tôm bị nhiễm bệnh còi EHP

Tôm thẻ chân trắng chậm lớn, còi cọc với các dấu hiệu bơi lờ đờ, bắt mồi kém, nặng hơn là chết rải rác trong một thời gian ngắn. Nếu trường hợp này, bà con cần phải tách những con tôm còi ra khỏi ao nuôi bằng cách dùng rỏ tre nhỏ để dụ bắt tôm. Ngoài ra bà con cần lưu ý:


– Chọn tôm giống chất lượng từ đơn vị uy tín, giống khỏe mạnh không bị nhiễm virus EHP, nên test PCR để kiểm tra chính xác hơn.


– Chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng, tiến hành sên, vét đáy ao đồng thời diệt tạp, xử lý nước qua ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi tôm, đảm bảo nguồn nước sạch, màu nước ổn định khi thả giống.


– Thường xuyên kiểm tra, duy trì ao nuôi ổn định, cân bằng các yếu tố như độ kiềm, Oxy hòa tan,… giúp tôm khỏe mạnh không bị sốc trong suốt vụ nuôi.


– Sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao nhằm phân hủy các chất mùn bã, hữu cơ tích tụ lâu ngày, hỗ trợ làm sạch nước ao tránh virus có hại phát triển mạnh gây hại cho tôm.


– Trộn men tiêu hóa có lợi, vitamin C vào khẩu phần thức ăn nuôi giúp tôm tăng sức đề kháng, ổn định đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt nhất.


3. Mật độ thả nuôi dày, sinh khối lớn


Thả nuôi với mật độ dày nên các chất dinh dưỡng cung cấp cho ao nuôi không đủ để tôm phát triển và lột xác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh châm lớn ở tôm thẻ. Vì thế, bà con nên nuôi tôm thâm canh với mức độ thích hợp là dưới 100 con/ m2(ao đất) và 200 con/ m2 (ao bạt). Thường xuyên bổ sung thêm các khoáng chất, men tiêu hóa giúp tôm ăn khỏe và nước ao nuôi tốt.



4. Thức ăn không đảm bảo chất lượng

Lựa chọn thức ăn kém chất lượng, bảo quản không đúng nơi quy định là một trong những nguyên nhân tôm giảm ăn, chậm lớn, khó phát triển. Bà con cần phải chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường


>> Lưu ý khi sử dụng thức ăn cho tôm:


– Chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng.


– Đảm bảo đầy đủ thông số về thành phần, cách sử dụng, bảo quản.


– Tính chất thức ăn phải đồng nhất và có độ bền bỉ khi bỏ vào nước.


5. Tôm chậm lớn do bị nhiễm bệnh phân trắng


Bệnh phân trắng cũng là một trong những nguyên nhân tôm chậm lớn, lúc này tôm không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm còi cọc, yếu và chết dần. Để phòng tránh tình trạng này bà con có thể bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi cho tôm nuôi (có thể sử dụng chế phẩm vi sinh Pro-one với liều lượng 5g/kg thức ăn, bổ sung hàng ngày cho tôm nuôi).


6. Tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng


Vi bào tử trùng hay còn gọi là Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là loại ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng hấp thu hết những chất dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm không đủ khả năng tăng trưởng và lột xác.


7. Bà con lạm dụng quá nhiều kháng sinh trong phòng và trị bệnh


Việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh có thể làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm, giảm khả năng hấp thụ khiến tôm chậm lớn.


Khuyến cáo: Không nên dùng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, sử dụng quá nhiều có thể gây kháng thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm.


Ngoài các nguyên nhân trên thì nước ao nuôi xấu, bẩn cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, còi cọc. Người nuôi cần phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố như độ kiềm, NO2, NH3… Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước và ổn định môi trường ao nuôi.



Biện pháp khắc phục hiện tượng chậm lớn ở tôm
Khi phát hiện tôm còi cọc, lười ăn, bà còn cần phải tìm hiểu nguyên nhân tôm chậm lớn là do đâu, và thực hiện các biện pháp sau:

— Chọn thức ăn chất lượng, xuất sứ rõ ràng, đủ chất dinh dưỡng bảo quản đúng điều kiện quy định tránh ẩm mốc, hết hạn sử dụng,…


— Theo dõi và cho ăn với lượng thức ăn vừa phải, tránh thức ăn dư thừa rơi xuống đáy ao.


— Trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm các chế phẩm sinh học làm sạch ao và ức chế các vi khuẩn gây bệnh phát triển


— Bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng tăng sức đề kháng giúp tôm tiêu hóa tốt.


— Ổn định môi trường ao nuôi, điều chỉnh hàm lượng oxy hòa tan, độ pH, độ kiềm phù hợp. Thay nước định kỳ, duy trì chế độ quạt nước, mực nước hợp lý (trên 1,2 m).


– Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên tôm nuôi, khi xảy ra dịch bệnh cần xác định đúng nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm lớn để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.


Để có thêm thông tin bổ ích, mời các bạn theo dõi video:


Đăng bình luận