Saturday, 27 Jul 2024
Video kỹ thuật Video tôm

Phân Biệt Một Số Bệnh Tôm Thông Qua Hình Ảnh

1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp:

Tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm được xác định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Đây là loại vi khuẩn có khả năng tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy ở tôm. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng thể do một số yếu tố sau:
– Mật độ thả quá dày, độ muối, độ pH cao và kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi chưa đúng kỹ thuật.
– Ao nuôi sử dụng quá nhiều phân bón như Ure, đường mía để gây màu nước trước khi nuôi đã kích thích tăng trưởng độc lực của Vibrio.

2. Bệnh Đốm trắng WSSV

Theo các nhà khoa học bệnh này do 1 loại virus có tên Baculovirus. Virus này có acid nucleic là DNA, kí sinh trong nhân. Virus có độc lực cực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau: thường trên tế bào biểu mô da. WSSV gây chết trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành.

3. Bệnh Đốm đen:
Do các loài vi khuẩn có hại trong ao nuôi gây ra. Những loài vi khuẩn này có khả năng tiết ra các chất có khả năng ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm. Chúng thường phát triển mạnh ở các ao có tình trạng giàu dinh dưỡng (ô nhiễm) và tích tụ nhiều loại khí độc như NH3, NO2 và H2S, hàm lượng oxy hoàn tan trong nước thường thấp.
Ngoài vi khuẩn, nhiều nhóm sinh vật khác như động vật nguyên sinh, nấm cũng có thể xâm nhập và gây tổn thương vỏ tôm. Nấm có thể gây tác động xấu đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ. Đồng thời, động vật nguyên sinh có thể gây hiện tượng đen hóa nghiêm trọng trên mang (gọi là bệnh đen mang) ở tôm.

4. Bệnh Phân trắng 
Một số nguyên nhân chủ yếu như:
– Thức ăn: Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc, độc đố dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng,…
– Tảo độc: Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp,.. trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và không tiêu hóa được, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh phân trắng trên tôm.
– Do ký sinh trùng Gregarine: Gregarine nhóm nguyên sinh vậy ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào tôm khi chúng ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng.
– Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei: vi bào tử trùng chuyên kí sinh trên gan tụy của tôm và có thể gây ra bệnh phân trắng

5. Bệnh đục cơ

– Nguyên nhân của bệnh này do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước, hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý… dẫn đến đục cơ và cong thân, nên người nuôi tôm thường gọi là bệnh đục cơ, cong thân.

– Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở TTCT 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân.

– Khi tôm bị bệnh nặng sẽ xuất hiện hoại tử thân, dễ nhận ra nhất là khi tôm búng sẽ bị gãy thân đứt làm đôi…

– Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của TTCT.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích, mời các bạn theo dõi Video sau:

Đăng bình luận