Cần xác định số lượng các cation chủ yếu để giải quyết thách thức về mất cân bằng ion trong các ao nuôi tôm có độ mặn thấp.
Nồng độ thấp của kali, đôi khi là của magiê có thể ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm khi nước ao nuôi có độ mặn thấp.
Tuy nhiên, việc xác định số lượng muối cần thiết để chống lại sự mất cân bằng ion là một vấn đề, bởi vì nồng độ tối thiểu của cation chủ yếu (Na+, K+, Ca2+ và Mg2+) cần thiết cho các chức năng sinh lý của các loài thuộc họ tôm he hiện không được biết một cách chắc chắn. Do đó, việc lấy tỷ lệ nồng độ một số khoáng chính trong nước biển làm chuẩn để bổ sung là lựa chọn tốt nhất hiện tại.
Nồng độ các ion trong nước có độ mặn thấp không chỉ đơn giản xuất phát từ sự pha loãng của nước biển. Các nồng độ này phụ thuộc vào kiểu, số lượng và tính chất hòa tan của các muối có trong đất, cấu tạo địa chất ở các nơi nước ao tiếp xúc cũng như tùy thuộc vào khí hậu. Tỷ lệ các cation chính trong nước mặn ở tầng mặt và nước ngầm có thể khác nhau hoàn toàn khi ở ngoài biển và vùng cửa sông.
Natri và kali đều mang một điện tích dương, và sự hấp thu kali của tôm có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ natri và ngược lại. Điều này cũng đúng khi áp dụng đối với magiê và canxi. Hơn nữa, tôm hấp thu các ion bằng mang của chúng trên cơ sở nồng độ mol (M) hơn là dựa vào khối lượng hay thể tích. Nồng độ mol của các cation chính được tính theo g/l chia theo khối lượng phân tử (natri: 32g; kali 29,1g; canxi: 40,08g; magiê: 24,31g). Tỷ lệ nồng độ mol của bốn ion trên trong nước biển xấp xỉ bằng 32,8:5,6:1,3:1,0.
Dưới đây chúng tôi đưa ra cách tính hợp lý nhất giúp người nuôi có thể bổ sung đúng và đủ mức khoáng cần thiết khi nuôi thuỷ sản ở độ mặn thấp ( <15‰).
CÁCH TÍNH LƯỢNG KHOÁNG CẦN BỔ SUNG
Cần xác định thành phần khoáng trong các sản phẩm thường dùng để bổ sung khoáng vào nước NTTS (bảng 1)
Bảng 1: Tỷ lệ thành phần khoáng có trong các sản phẩm thường dùng để bổ sung khoáng vào nước NTTS:
TÊN |
CÔNG THỨC HOÁ HỌC |
KHOÁNG CHẤT CHÍNH |
% KHOÁNG CHÍNH |
Tính tan trong nước |
MAGNESIUM SULPHATE MONOHYDRATE | MgSO4.1H20 | Mg | 16% | Tan |
MAGNESIUM SULPHATE PENTAHYDRATE | MgSO4.7H20 | Mg | 9,86% | Tan hoàn toàn |
MAGNESIUM CLORUA HEXAHYDRATE | MgCl2.6H2O | Mg | 12% | Tan hoàn toàn |
SODIUM BICARBONATE | NaHCO3 | Na | 27,1% | Tan hoàn toàn |
DCP – Dicalcium Phosphat | CaHPO4.2H2O | Ca | 23% | Ít tan |
Kali Clorua (Potassium Chloride) | KCl | K | 50% | Tan hoàn toàn |
Canxi clorua | CaCl2.2H2O | Ca | 27% | Tan hoàn toàn |
Bảng 2. Hệ số nhân theo độ mặn (ppm, ‰) để các cation có nồng độ tương tự nước biển.
ĐVT: mg/l | Chỉ tiêu | Ký hiệu | Natri | Magie | Canxi | Kali |
Tính theo khối lượng
(mg) |
Độ mặn 34,5‰ | A | 10.500 | 1.350 | 400 | 380 |
Hệ số nhân theo độ mặn (ppm,‰) | B=A/34,5 | 304,35 | 39,13 | 11,59 | 11,01 | |
Tỷ lệ theo khói lượng lý tưởng | C | 27,6 | 3,5 | 1 | 1 | |
Tính theo số mol (mol) | Nồng độ mol (mg/mol) | D | 32.000 | 24.310 | 40.080 | 29.100 |
Số mol/l | E | 0.328 | 0.0555 | 0.01 | 0.013 | |
Hệ số nhân theo độ mặn (mol/l,‰) (Y) | F=E/34,5 | 0.0095 | 0.0016 | 0,0003 | 0.00037 | |
Tỷ lệ nồng độ mol lý tưởng | G | 32,8 | 5,6 | 1 | 1,3 |
VÍ DỤ THỰC TẾ KẾT HỢP CÔNG THỨC TÍNH
Kiểm tra các chỉ tiêu khoáng trong ao nuôi tôm có thể tích 1.000 m3 = 1.000.000 lít (S) nước với độ mặn 8‰ (r) bằng các thiết bị chuyên dụng ta có được được kết quả sau:
ĐVT: mg/l | Nồng độ thực tế
(mg/l) |
Nồng độ lý tưởng
(mg/l) |
Nồng độ cần bổ sung thêm (mg/l) |
(a) | (b)=B*r | (c)=(b)-(a) | |
Magie | 425 | 313 | 0 |
Canxi | 100 | 92 | 0 |
Natri | 2.500 | 2.435 | 0 |
Kali | 1 | 88 | 87 |
Kali và Magiê có thể được thành lập dựa trên cơ sở nồng độ mol như sau:
- Tính bằng khối lượng (mg) ta có:
Nếu sử dụng KCl hàm lượng K 50% (i) , Gọi số lượng khoáng KCl cần sử dụng là M ta tính được như sau:
M= {(c)* S}/i = (87 * 1.000.000)/50% = 174.000.000 (mg) = 174 kg
Như vậy cần 174 kg Kali Clorua để cân bằng ion trong trường hợp này và không cần thêm bất cứ loại khoáng nào khác.
- Tính bằng số mol ta có:
ĐVT: mg/l | Nồng độ thực tế
( mg/l) |
Số mol
(mol/l) |
Nồng độ lý tưởng
(mol/l) |
Nồng độ cần bổ sung thêm (mol/l) |
(a) | (a’)=(a)/D | (b’)=F*r | (c’)=(b’)-(a’) | |
Magie | 425 | 0,0175 | 0,0128 | 0 |
Canxi | 100 | 0,0025 | 0,0024 | 0 |
Natri | 2.500 | 0,0781 | 0,076 | 0 |
Kali | 1 | 0,00003 | 0,00296 | 0,00293 |
Nếu sử dụng KCl hàm lượng K 50% (i) , Gọi số mol khoáng KCl cần sử dụng là M’ ta tính được như sau:
M’= {(c’) * S*i = (0,00293*1.000.000)/50%= 5.860 mol
M=M’*D= 5.860*29.100 (mg/mol) = 170.526.000mg = 170,5 kg.
Với cách tính này ta cần 170,5 kg Kali Clorua để cân bằng ion trong trường hợp này và không cần thêm bất cứ loại khoáng nào khác.
- Tính bằng tỷ lệ cặp khoáng đối kháng theo số mol:
Người ta cho rằng, tỷ số mol Na:K và Ca:Mg có trong nước biển có thể là lý tưởng trong các ao nuôi tôm có độ mặn thấp. Các số này lần lượt là 25,675 và 0,187. Mức xử lý
ĐVT: mg/l |
Nồng độ thực tế (mg/l) | Số mol (mol/l) | Tỷ lệ lý tưởng | Nồng độ lý tưởng (mol/l) |
Nồng độ cần bổ sung thêm (mol/l) |
(a) | (a’)=(a)/D | (f) | (b’)=F*r | (c’)=(b’)-(a’) | |
Tính số mol Magie dựa vào hàm lượng Canxi | |||||
Canxi | 100 | 0,0025 | 0,187 | 0,0025 | 0 |
Magie | 425 | 0,0175 | 1 | 0,0133 | 0 |
Tính số mol Kali dựa vào hàm lượng Natri | |||||
Natri | 2.500 | 0,0781 | 25,675 | 0,0781 | 0 |
Kali | 1 | 0,00003 | 1 | 0,00304 | 0,00301 |
Nếu sử dụng KCl hàm lượng K 50% (i) , Gọi số mol khoáng KCl cần sử dụng là M’’ ta tính được như sau:
M’’= {(c’) * S*i = (0,00301*1.000.000)/50%= 6.020 mol
M=M’’*D= 6.020*29.100 (mg/mol) = 175.182.000mg = 175,182 kg.
Với cách tính này ta cần 175,182 kg Kali Clorua để cân bằng ion trong trường hợp này và không cần thêm bất cứ loại khoáng nào khác.
Tỷ lệ tương tự trong nước biển của các cation được tính toán theo các phương pháp trên cho thấy chúng cao hơn mức cần thiết đối với tôm, tuy nhiên tôm có thể duy trì chức năng sinh lý bình thường trong một khoảng khá rộng nồng độ các ion nên việc sử dụng mức xử lý khoáng cao hơn là cẩn thận.
Theo https://nongnghiepviet.com.vn/
Giới thiệu sản phẩm: KHOÁNG CỨNG VỎ NHANH CHO TÔM
Pingback: Top 18 Công Thức Đánh Khoáng Cho Ao Tôm Interconex