1. Độ pH:
– Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
– Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.
– So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: Đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bẳng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.
– Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
Bút đo pH: xem hướng dẫn tại đây
2. Độ kiềm
– Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
– Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
– Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều mẫu nước sau mỗi giọt cho đến khi chuyển màu từ xanh sang vàng.
– Lấy số giọt thuốc thử nhân với 17,9 sẽ tính được hàm lượng mg/l CaCO3 hoặc nhân với 21,8 sẽ tính được hàm lượng mg/l HCO3-.
3. Khí độc NH3
– Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
– Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
– Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.
– Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
– Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ lắc đều.
Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1, 2 và 3. Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Đối chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao.
4. Khí độc NO2
– Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy, trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
– Rửa lọ thủy tinh nhiều lafn bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
– Nhỏ 5 giọt thuốc thử số 1 và 5 giọt thuốc thử 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra. – Đóng nắp lọ và lắc nghẹ. Mở nắp ra.
– Chờ 3 – 5 phút, sau đó đem đối chiếu với bảng so màu.
Lưu ý, nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên. Nghĩa là, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
5. Độ phèn Fe
– Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
– Đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
– Cho 2 muỗng lường (kèm theo) thuốc thử số 1 vào lọ. Đóng nắp và lắc nhẹ. Thuốc thử không hòa tan hoàn toàn.
– Thêm 5 giọt thuốc thử 2 và lắc nhẹ đều lọ thủy tinh. Đợi 10 phút. Sau đó đem đối chiếu với bảng so màu để đọc kết quả. Để có độ chính xác cao, nên thực hiện việc
6. Đo oxy hòa tan
– Làm sạch lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
– Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra.
– Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ Oxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
– Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
Nồng độ O2 | Đánh giá |
2 mg/l | Nguy hiểm, Oxy trong nước không đủ cho cá, tôm. |
4 mg/l | Nước đủ Oxy cung cấp cho cá, tôm. |
6 – 8 mg/l | Tốt, nước có nhiều Oxy |
7. Đo canxi
- Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
- Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
- Nhỏ 8 giọt thuốc thử số 1 vào lọ thủy tinh chứa mẫu nứơc cần kiểm tra, đóng nắp và lắc tròn đều nhẹ nhàng, có thể xảy ra trường hợp nước bị vẩn đục nhưng không ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.
- Thêm một muỗng lường (kèm theo) thuốc thử số 2 vào lọ, đóng nắp và lắc tròn đều nhẹ nhàng cho đến khi bột thuốc tan hết.
- Thêm từng giọt mẫu 3 vào lọ – đếm số giọt. Lắc tròn lọ sau mỗi giọt. Tiếp tục nhỏ từng giọt vào lọ cho đến khi màu của mẫu nước chuyển từ màu hồng sang màu xanh.
- Lấy số giọt nhân với 20 ta được hàm lượng Ca tính bằng mg/l.
8. Đo Mg
- Rửa lọ thuỷ tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra.
- Rửa ống tiêm nhiều lần bằng nước cần kiểm tra (kèm theo trong bộ test).
- Sau đó hút 2 ml mẫu nước cần kiểm tra và bơm vào lọ.
- Nhỏ 6 giọt thuốc thử ở chai số 1, sau đó lắc tròn đều nhẹ nhàng.
- Thêm 1 muỗng bột lường (kèm theo bộ test) thuốc thử số 2 vào lọ, lắc nhẹ nhàng cho đến khi lượng bột tan hết.
- Nhỏ từng giọt thuốc thử ở chai số 3 vào lọ (lắc đều lọ nước sau mỗi giọt) cho đến khi màu của dung dịch chuyển từ hồng sang xanh. Ghi lại số lượng giọt đã sử dụng (lần thử 1).
- Làm sạch lọ thử, rửa bằng nước máy. Sau đó rửa lại nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, đổ hết nước rửa ra và lau khô bên ngoài.
- Dùng ống tiêm hút 2ml mẫu nước cần kiểm tra bơm vào lọ.
- Nhỏ 6 giọt thuốc thử ở chai số 4 vào lọ, sau đó lắc tròn đều nhẹ nhàng.
- Thêm 1 muỗng bột lường (kèm theo bộ test) thuốc thử số 5 vào lọ. Lắc tròn đều nhẹ nhàng cho đến khi lượng bột tan hết.
- Nhỏ từng giọt thuốc thử ở chai số 3 vào lọ (lắc đều lọ nước sau mỗi giọt) cho đến khi màu của dung dịch chuyển từ đỏ sang xanh lá. Ghi lại số lượng giọt đã sử dụng (lần thử 2).
- Lấy số giọt ở (lần thử 2) trừ đi số giọt ở (lần thử 1) rồi đem nhân với 60 sẽ tương ứng với hàm lượng Mg có trong mẫu nước.
- Hàm lượng Mg lý tưởng trong bể cá nước mặn là khoảng 1,300 mg/l.