Thursday, 10 Oct 2024
Tài liệu kỹ thuật Tin tức

Phòng và trị bệnh lươn: Bệnh nấm thủy mi

Trong quá trình nuôi lươn khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp kéo dài, thức ăn thừa, nước dơ lươn dễ bị nhiễm nấm thủy mi.

Nguyên nhân:

Bệnh do nấm ký sinh gây nên, những sợi nấm bám chặt vào da lươn hoặc trên bề mặt trứng lươn hút chất dinh dưỡng, làm lươn mất máu, yếu dần rồi chết. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh. Khi bị bệnh trên thân lươn có các đám sợi hình cục bông gòn, nếu nặng có thể gây lở loét.

Cách xử lý:

Phòng bệnh: định kỳ 5 – 7 ngày pha dung dịch A31 với nước ngâm lươn (liều 1ml/10m3). Dung dịch sẽ có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh nguy hiểm cho lươn và hạn chế tối đa bệnh nấm thủy mi.

Trị bệnh: Tắm lươn bằng sản phẩm A31 với liều 1ml/m3 trong 10 – 15 phút tùy vào sức khỏe của lươn, sau đó cấp thêm nước mới vào bể. Với liệu trình trên cần thực hiện 3 lần khi phát hiện lươn có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Đăng bình luận