Khí độc H2S luôn có trong ao và có thể gây chết tôm một cách thầm lặng hàng đêm. Mỗi vụ, người nuôi có thể mất khoảng 10% sản lượng.Trong lịch sử 25 năm, người nuôi tôm trên thế giới sản xuất hơn 40 triệu tấn tôm thì ước tính có khoảng 4 triệu tấn tôm đã bị chết do khí độc H2S, tương đương với tổn thất do đốm trắng gây ra!!!
H2S là khí cực độc có mùi trứng thối đặc trưng. Nó được sinh ra do vi khuẩn tiêu thụ muối sulphate phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí (không có ôxy) dưới nước hoặc trong điều kiện ẩm ướt. Trong trại tôm, bùn và các chất thải tích tụ đáy ao là nơi sinh ra H2S.
Phát hiện khí H2S là khá phức tạp và khó khăn, vì các dụng cụ kiểm tra nhanh tại ao chỉ dành cho khí ammonia (NH3) và nitrit (NO2).
H2S cực độc so với NH3 và NO2
Khí độc
|
Nồng độ (ppm)
|
Độc tính (lần)
|
H2S
|
0,02
|
1,000
|
NH3
|
2
|
10
|
NO2
|
20
|
1
|
H2S gây hại đến tôm như thế nào?
– Khí độc H2S ngăn không cho tôm lấy ôxy, gây stress và giảm sức đề kháng. Nó cũng có thể gây phá hủy mô, tổn thương các cơ quan mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy.
– Nếu tiếp xúc H2S trong thời gian ngắn, tôm yếu dần, bơi chậm chạp, dễ tổn thương và nhiễm bệnh.
– Trường hợp tiếp xúc với lượng lớn H2S, tôm sẽ chết nhanh hàng loạt.
Đối tượng
|
Mức an toàn
(ppm)
|
Nguồn
|
Tôm sú
|
0,0330
|
Chen, 1985
|
Tôm thẻ post
|
0,0087
|
Qui định Liên bang/Số 75, 2010
|
Tôm thẻ nhỏ
|
0,0185
|
Qui định Liên bang/Số 75, 2010
|
Triệu chứng
|
Gây ra bởi H2S
|
Hội chứng mềm vỏ, màu sắc bất thường ở mang và thân tôm
|
Tiếp xúc với lượng nhỏ khí độc H2S trong thời gian dài dẫn đến stress và giảm ăn
|
Đen miệng, đen mang
|
Tiếp xúc với H2S khi tôm tìm kiếm thức ăn ở khu vực đáy ao
|
Chết sau khi lột vỏ
|
Khi tôm lột vỏ, chúng cần nhiều ôxy và tập trung gần khu vực bùn đáy. Nếu H2S cao thì khi lột vỏ tôm sẽ chết
|
Tôm giảm ăn vào cử sáng
|
Vào buổi sáng, pH nước và ôxy hòa tan thấp nhất, hàm lượng H2S cao ảnh hưởng đến việc bắt mồi
|
Hội chứng phân trắng
|
H2S là một trong những nguyên nhân gây hội chứng phân trắng.
H2S phá hủy mô mềm trong ruột, khiến tôm phải giải phóng chất béo và chất nhầy để làm dịu đi các tổn thương
|
Sập tảo đột ngột
|
H2S tạo điều kiện giải phóng phosphate tự do trong nước, kết quả tảo sập trong vòng 2 – 3 ngày
|
Ammonia (NH3) và Nitrit(NO2) cao
|
H2S giết chết vi khuẩn có lợi nitrit hóa (Nitrosomonas và Nitrobacteria)
|
Tôm nhảy dựng
|
Nhiệt độ cao, pH thấp, oxy thấp làm cho H2S bùng phát mạnh khiến tôm nổi đầu và búng lên mặt nước. Tỉ lệ hao 5 -15% có ao lên đến 50%
|
Q
Quan niệm sai về H2S
Khí độc H2S thường là nguyên nhân chính gây tôm chết khi môi trường nuôi biến động bất thường như sau trận mưa lớn, tảo tàn, nhất là khi thu tỉa, hút bùn (si-phông) làm khuếch tán khí độc H2S đáy ao.
Tôm sú bị mềm vỏ khi tiếp xúc lâu với H2S, dẫn đến stress và giảm ăn.
Miệng và mang tôm thẻ bị đen do tiếp xúc với H2S khi tìm kiếm thức ăn ở khu vực đáy ao.
Độc tính của H2S phụ thuộc vào pH và nhiệt độ (Boyd, 1990)
H2S được sinh ra trong điều kiện yếm khí, nó sẽ cản trở quá trình vận chuyển ôxy trong cơ thể động vật. Môi trường đồng thời tồn tại điều kiện pH, ôxy hòa tan và nhiệt độ đều thấp sẽ khiến cho H2S càng độc. Vì vậy, người nuôi cần kiểm soát cả ba yếu tố này để giảm thiểu độc tính H2S, nhất là ao nuôi ở vùng xì phèn tại các tỉnh miền Tây.
Những điều kiện thuận lợi sinh ra H2S
“Khí độc H2S trong ao tôm được xem như sát thủ thầm lặng. Nó đặc biệt vô hình (giấu mặt) khi người nuôi không có hiểu biết đúng”
Một số trường hợp đặc biệt
A. Mưa lớn
Các yếu tố này làm tôm chết. Người nuôi nên xử lý như sau:
– Ngưng cho ăn khi có mưa
– Kiểm tra pH nước và tạt vôi để duy trì điều kiện tối ưu
– Bật quạt nước chạy xuyên suốt
– Bổ sung khoáng vào nước và trộn khoáng với thức ăn sau những cơn mưa
– Sử dụng vi khuẩn tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S
B. Tảo tàn
– Cắt giảm 50 – 60% thức ăn
– Tạt vôi để duy trì độ pH
– Chạy quạt để gom chất hữu cơ về khu vực giữa đáy ao
– Si-phông bùn đáy giữa ao, thay nước mới
– Sử dụng các chế phẩm phân hủy chất hữu cơ để làm sạch nước ao
– Sử dụng vi khuẩn tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S
Xử lý ao có khí độc H2S
– Ngay lập tức, cắt giảm 30 – 40% thức ăn, ít nhất trong 3 ngày cho đến khi điều kiện chung trở lại bình thường
– Tăng cường oxy hòa tan bằng cách tăng quạt nước, tuy nhiên phải chú ý tránh sục bùn đáy ao lên khi lắp thêm quạt mới.
– Thay nước, bổ sung vi sinh xử lý các chất hữu cơ
– Tạt vôi và đánh khoáng để nâng kiềm (>100) và pH (7,8 – 8,3)
– Sử dụng vi khuẩn quang hợp tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S
– Vi khuẩn quang hợp giảm lượng bùn hữu cơ ở đáy ao và để giữ cho đất cũng như nước ao khỏi ô nhiễm.
– Vi sinh kích hoạt rất nhanh- trong vòng 30 phút khi đánh xuống ao, phù hợp cho nước mặn và nước ngọt ( độ mặn từ 0 đến 35 phần nghìn)
– Thúc đẩy sự phân hủy nhanh hơn của các chất hữu cơ như protein, lipid, carbohydrate, cellulose, ammonia, nitrite, nitrate, hydrogen sulfide và phosphate
– Giảm thiểu BOD, COD, TSS
– Hỗ trợ trong việc giảm và giải quyết độ đục
– Loại bỏ bùn hữu cơ dưới đáy ao, kiểm soát mùi hôi và tránh ô nhiễm nước
– Giảm nồng độ chất dinh dưỡng, cải thiện lượng oxy hòa tan và cân bằng sự phát triển của tảo
– Sử dụng chất thải hữu cơ BOD làm chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng nên sẽ giảm giá trị BOD và ngăn ngừa tăng giá trị BOD trong nước.
– Thích nghi ở độ mặn, độ kiềm, nhiệt độ, pH, oxy hòa tan khác nhau.
Cách sử dụng
– Dùng 30-50 lit / ha sau khi vệ sinh đáy ao nhằm xử lý các loại vi khuẩn có hại đồng thời duy trì lượng vi khuẩn Vi khuẩn quang hợp trong đáy ao.
– 0-60 ngày sử dụng 5 lit /1.000 m3 (3 ngày đánh 1 lần)
– 60 ngày trở đi sử dụng 5 lit /1.000 m3 (2 ngày đánh 1 lần)
Ngoài ra , có thể sử dụng với liều lượng 20 lít/ 1.000 m3 nếu thấy chất lượng nước kém , khí độc trong ao tăng cao.
*** Vi khuẩn quang hợp có thể sử dụng mọi lúc , mọi nơi mà không sợ ảnh hưởng đến tôm , cá.