Tuesday, 19 Mar 2024
Tài liệu kỹ thuật Tin tức Video kỹ thuật Video tôm

Giải quyết vấn đề ký sinh trùng trên tôm – Dũng cá

Để tăng sản lượng, người nuôi tôm có xu hướng tăng mật độ nuôi, bên cạnh hiệu quả kinh tế đạt được, thì môi trường ngày càng ô nhiễm, mầm bệnh tăng cao. Trong nhiều bệnh nguy hiểm, phải kể đến bệnh do ký sinh trùng. Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng sẽ chậm lớn, tôm sole, đục cơ, và dễ bị các bệnh cơ hội khác như bệnh phân trắng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ nuôi.

1/ Nguyên nhân: có 3 dạng ký sinh trùng

+ Trùng hai tế bào (Gregarine) ký sinh trong ruột tôm, gây tổn thương niêm mạc ruột giữa, gây bệnh đường ruột

+ Vi bào tử trùng (EHP) ký sinh tế bào biểu mô ống gan tụy, lấy dinh dưỡng dự trữ làm tôm chậm lớn, dễ bệnh phân trắng và gan tụy

+ Trùng dạng giun (Vermiform) ký sinh trong ruột và gan tôm, làm tôm giảm ăn chậm lớn, dễ bệnh đường ruột.

2/ Nhận biết: Ruột tôm xoắn lò xo hoặc ZICZAC; đường ruột đứt khúc hoặc rỗng; ruột bị cong, phình to, có dịch màu vàng hơi hồng; có chấm gạo đường ruột đốt thứ 6 hay còn gọi là mũ đuôi; tôm bị đục cơ không đều. Dùng mẫu tôm đến các đại lý phân tích mẫu bệnh để đánh giá chính xác bệnh do ký sinh trùng gây ra.

3/ Tác hại: tôm chết lai rai, chậm lớn, tôm bị sole và dễ bị các bệnh cơ hội như phân trắng, hoại tử gan.

4/ Cách xử lý: 

+ Ưu tiên phòng bệnh: cải tạo ao tốt, diệt khuẩn nước mạnh bằng sản phẩm chất lượng như TRIZIN (liều lượng 1kg/1.000m3). Kiểm soát tảo, thức ăn dư thừa, phân tôm triệt để, dùng các dòng EM đậm đặc PROBIO, vi khuẩn quang hợp PSB thường xuyên bổ sung vào ao. Luôn tạo môi trường vi sinh cho tôm phát triển tốt, hạn chế bệnh.

+ Trị bệnh: chọn thời điểm tôm khỏe, thời tiết tốt để trộn thuốc đặc trị ký sinh trùng (VS.PARA, 2gr/kg thức ăn), cho ăn 2 ngày thì dừng. Thuốc chất lượng thường tôm sẽ bị sốc, bỏ ăn, có khi đục cơ và rớt một ít nên không được sử dụng quá dài ngày. Sau 2 ngày trộn lại kháng sinh 2 ngày để bảo vệ đường ruột tôm. Các cữ còn lại trộn thuốc bổ, ưu tiên trộn acid hữu cơ GUSTOR ACID. Với môi trường thì dùng TRIZIN diệt khuẩn với liều 200gr/1.000m3 khi phát hiện tôm bị ký sinh trùng.

Việc trị bệnh có thể dứt điểm trong tuần đó, nhưng nếu những tuần sau kiểm tra vẫn còn ký sinh trùng trong ao thì vẫn lập lại điều trị như trên đến khi tôm về size bán.

Đăng bình luận