Thursday, 25 Apr 2024
Tài liệu kỹ thuật

Cách sử dụng chế phẩm sinh học EM dùng cho cây trồng – Dũng cá

1. Cách sử dụng chế phẩm vi sinh EM1 cho ngâm giống cây trồng

Để EM hoạt động hiệu quả tốt nhất, và tùy theo mục đích sử dụng, cần phải hoạt hóa trước khi dùng.
Đối với cây trồng, EM1 có tác dụng với tất cả các loại cây trồng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Khi sử dụng EM thứ cấp với tỉ lệ 1/1000 hiệu quả của chúng được thể hiện:

EM đậm đặc

+ Kích thích sự ra hoa, đậu quả.
+ Cải thiện chất dinh dưỡng, hệ vi sinh vật giúp đất trồng tơi xốp, phì nhiêu.
+ Ngăn chặn côn trùng, vi sinh vật gây hại.
+ Tăng cường khả năng miễn dịch, quang hợp cho cây trồng.
+ Ngâm hạt giống trong dung dịch EM1 pha loãng với tỷ lệ 1/1000 (cứ 1ml EM1 pha với 1000ml n­ước sạch) nhằm thúc đẩy sự nảy mầm và ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh sinh ra từ giống.

Thời gian ngâm giống nh­ư sau:

+ Hạt giống nhỏ (nh­ư hạt cải xanh) 20-30 phút
+ Hạt giống trung bình (như­ hạt củ su hào) 30-60 phút
+ Hạt giống to (nh­ư hạt cải bắp, hạt rau muống, bí ngô) 2-3 giờ
+ Các loại chồi mầm (nh­ư khoai tây, hom dứa) 5 phút.

Lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học EM1:

+ Không bảo quản, sử dụng chung các hoá chất khác.
+ Không dùng chế phẩm khi phát hiện có mùi hôi.
+  Nước pha với EM phải là nguồn nước sạch không bị ô nhiễm.

2. Cách tạo các loại EM và sử dụng chế phẩm sinh học từ  EM1 cho cây trồng

a. Dùng pha Chế phẩm EM thứ cấp

Từ 1lít Chế phẩm EM1 có thể sản xuất được 40 lít Chế phẩm EM thứ cấp, quy trình sản xuất như sau:
1lít Chế phẩm EM1 + 2lít rỉ mật đường + 37 lít nước sạch = 40 lít.
Dung dịch này được bảo quản trong can ở điều kiện thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp trong khoảng 3-7 ngày tùy vào thời tiết, khi thấy dung dịch có mùi thơm dễ chịu và váng nổi lên. Chúng ta đã có 40 lít thứ cấp Chế phẩm EM thứ cấp.
Dung dịch thứ cấp không nên để quá 6 tháng
Dùng pha chế các chế phẩm tác động lên cây trồng

b. Dùng pha Chế phẩm EM thảo mộc

Từ 250ml Chế phẩm EM1  + 500ml rỉ  mật đường + 9 lít nước + 1kg Củ, cỏ, qủa xanh.
Hỗn hợp thu được sẽ được sử dụng sau 7 ngày ủ.
Cách sử dụng: Lấy 1ml dịch trong của hỗn hợp này + 1 lít nước phun đẫm cho cây trồng vào chiều tối hay sáng sớm, cứ 15 ngày phun một lần (Tránh phun vào hoa lúc cây đang ở giai đoạn ra hoa) .
Cây trồng được cải thiện khả năng sinh trưởng phát triển, tăng năng suất và chất lượng. Chế phẩm EM thảo mộc không nên để quá 3 tháng

c. Dùng pha Chế phẩm EM thảo dược

Từ 1 lít Chế phẩm EM1 + 1 lít gỉ đường + 1 lít cồn 350 + 1 lít dấm ăn + 1Kg hỗn hợp gừng, giềng, tỏi, ớt + 6 lít nước.
Hỗn hợp này sẽ được sử dụng sau 15 ngày ủ.
Cách sử dụng: Lấy 1 ml dịch trong của hỗn hợp sau ủ này hòa trong 1 lít nước rồi đem phun đẫm cho cây giống, cây cảnh; cứ 15 ngày phun một lần, phun vào chiều tối hay sáng sớm (Tránh phun vào hoa lúc cây đang ở giai đoạn ra hoa ) .
Cây trồng khỏe mạnh, đẹp mã, năng suất tăng.
Đặc biệt có hiệu quả rất cao với cây trồng khi chúng ta phun cho cây dung dịch gồm: 1ml Chế phẩm EM thứ cấp + 1ml Chế phẩm EM thảo mộc + 1 ml Chế phẩm EM thảo dược + 1 lít nước.

d. Dùng xử lý phân hữu cơ

EM2

Phân hữu cơ các loại khoảng 1m3 trộn đều (Nếu chỉ là phân lợn, phân trâu bò nhão thì cho thêm trấu hay rác để có thêm độ tơi xốp, chú ý tỷ lệ khoảng 2 phần phân : 1 phần trấu hay rác) + 1kg cám gạo + 1lít Chế phẩm EM1 + 1lít gỉ đường hay 1 kg đường đỏ + 50lít hay 200 lít nước, tiến hành trộn thật đều hỗn hợp này cho tới khi thành một khối có độ ẩm biểu hiện (nước hơi rỉ ra nền) là được.
Dùng xẻng nén chặt đống phân, phủ kỹ đống phân bằng nilon hay bao tải (tốt nhất dùng đất bùn trát kỹ thêm bên ngoài) , để đống phân được ủ yếm khí hoàn toàn. Sau một tháng ủ chúng ta có thể đem phân đi bón.

e. Dùng để làm phân bón cho cây

Tưới gốc: Pha chế phẩm EM thứ cấp với nước theo tỉ lệ 1:200 đối với cây lớn và 1:400 đối với cây nhỏ.
Phun qua lá: Pha Chế phẩm EM thứ cấp với nước theo tỷ lệ 1:1000, dùng dung dịch này phun thật đẫm cho cây trồng vào sáng sớm hay chiều tối, cứ 15 ngày phun tưới một lần (Tránh phun vào hoa lúc cây đang ở giai đoạn ra hoa) . Cây sinh trưởng phát triển tốt tăng năng suất và chất lượng.

Dũng cá  

Đăng bình luận