Friday, 26 Apr 2024
Tài liệu kỹ thuật

Cách phòng trị một số bệnh trên tôm bằng Chế phẩm sinh học (Chế phẩm EM)

A- Do môi trường 

1/ Tôm nổi đầu do khí độc:

– Hòa tan 2 – 3 lít EM gốc vào 20 lít nước lấy từ ao nuôi rồi tạt đều cho 2.000 m3 nước ao nuôi ngay lúc tôm nổi đầu.

– Mở các dàn quạt chạy hết công suất.

– Sau khi tôm xuống đáy, nên sử dụng các giải pháp cải thiện môi trường (các sản phẩm hấp thu khí độc, chế phẩm xử lý đáy và nước ao, …)

Tôm nổi đầu

2/ Tôm bị đóng rong:

– Dùng 4 lít EM5/1.000m2/ngày, dùng liên tục trong 5 ngày vào buổi sáng.

– Khi tảo chết nhiều → pH thấp → dùng vôi để nâng pH.

– Kết hợp bổ sung khoáng V10 và trộn Nano Canxi để kích thích tôm mau lột xác.

3/ Tôm bị bệnh đốm trắng:

– Sử dụng 5 lít EM5/1.000m2/ngày, dùng liên tục trong 5 ngày vào buổi sáng.

– Khi tôm lột xác nhiều ngừng sử dụng EM5 và sử dụng 25 lít EM2/1.000m2/ngày, dùng liên tiếp đến khi bệnh đốm trắng giảm dần.

B- Do dinh dưỡng 

4/ Tôm bị lỏng ruột, ruột đứt khúc:

– Sử dụng 1 lít EM tỏi + 10 kg thức ăn. Trộn đều và để 15 – 20 phút rồi bắt đầu cho tôm ăn.

– Kết hợp sử dụng 50 lít EM2/1.000m2/ngày, dùng liên tiếp 3 lần trên ngày với khoảng cách 2 ngày/ lần.

5/ Tôm còi cọc, chậm lớn:

– Trộn 50 – 100ml EM chuối/kg thức ăn, cho ăn liên tục suốt vụ.

– Bổ sung Nano canxi, Vs 3868 giúp tôm lột xác liên tục, mau lớn.

♦ Nguyên tắc sử dụng Chế phẩm EM

Không sử dụng chế phẩm EM cùng với kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn. Chế phẩm vi sinh dạng nước nên ủ yếm khí để gia tăng sinh khối trước khi sử dụng. Thời gian xử lý vi sinh tốt nhất vào khoảng 8 – 10h sáng, lúc nắng ấm và tăng cường hàm lượng ôxy hòa tan cao.

Trong quá trình nuôi, cần định kỳ xử lý vi sinh để duy trì mật độ vi khuẩn thích hợp nhằm kiểm soát sinh học môi trường nước và đáy ao, ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi, ngăn ngừa các loài vi khuẩn gây bệnh, tảo độc và mầm bệnh tiềm tàng trong ao.

                                                                                                                              Dũng cá

Đăng bình luận