Tuesday, 19 Mar 2024
Tài liệu kỹ thuật Tin tức

Lưu ý nuôi tôm mùa lạnh

Nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh làm ảnh hưởng sức đề kháng, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện tốt để cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Do đó, cần có những biện pháp chăm sóc hợp lý để ao nuôi phát triển tốt, tránh các thiệt hại xảy ra.

1/ Những ảnh hưởng của tôm khi nuôi trong mùa lạnh

– Ánh sáng ít, tảo kém phát triển, ao dễ thừa dinh dưỡng và phát sinh khí độc

– Tôm nuôi chỉ thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 320C, khi nhiệt độ xuống dưới 200C tôm sẽ ngừng sinh trưởng, cường độ bắt mồi thấp, tôm giảm ăn, hệ số FCR tăng cao (từ 1,5 – 1,8), tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,2 g/con/ngày (so với mùa nắng là 0,3 g/con/ngày), điều này có nghĩa thời gian nuôi sẽ bị kéo dài hơn khoảng 1,5 lần

– Cường độ bắt mồi và chuyển hóa thức ăn kém, trong khi độ mặn, pH, kiềm thay đổi làm tôm khi lột xác thường bị chết do mềm vỏ (tôm chết dạng cục thịt)

– Sau mỗi đợt mưa lạnh kéo dài lại là lúc trời nắng, nhiệt độ nước ao nuôi tăng, tảo phát triển mạnh làm tăng độ pH, tăng sự hình thành NH3 gây hại đối với tôm

– Nhiệt độ nước tăng giúp cho các vi khuẩn gây bệnh bùng phát nhanh chóng làm cho tôm dễ dàng bị nhiễm bệnh (đốm trắng, hồng thân, phân trắng…) và có thể gây chết hàng loạt

2/ Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tôm khi nuôi trong mùa lạnh

a/ Về môi trường:

– Với những ao nuôi tôm công nghệ cao có máy che chắn thì đỡ bị ảnh hưởng, tuy nhiên, đối với những ao nuôi ngoài trời cần đăng chắn fibro xi măng quanh ao hoặc khu vực có gió lạnh. Nâng và giữ mực nước cao từ 1.4 – 1.5m

– Ban đêm cung cấp vôi canxi (10 kg/1.000m3) và khoáng (2 -3 kg/1000m3) để giữ ấm và kích thích tôm lột xác, hạn chế tình trạng tôm chết khi lột.

Bố sung khoáng chất cần thiết cho tôm Khoáng tạt cho tôm

– Ban ngày thì đánh men vi sinh, lưu ý, bổ sung đầy đủ các chủng vi sinh để cải thiện tốt môi trường và phòng trừ khí độc như: EM đậm đặc, PSb, Men Nitro, …

EM đậm đặc

– Đối với những ao nuôi theo quy trình diệt khuẩn định kỳ thì nên chọn những sản phẩm diệt khuẩn chất lượng, sau diệt khuẩn 24h thì cấy lại các chủng men thích hợp như trên.

b/ Đối với tôm nuôi

– Nên giảm lượng ăn của tôm cần thiết theo nhu cầu do thời tiết lạnh tôm giảm ăn. Khi nhiệt độ giảm 20C thì nhu cầu ăn của tôm giảm 30 – 50% lượng thức ăn so với bình thường.

– Việc giảm ăn là cần thiết trong giai đoạn này, tuy nhiên, phải tăng cường chất lượng thức ăn cho tôm ăn như nâng độ đạm hoặc trộn các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng (Nano canx, Vs3868, Pro one, ..) để tôm vẫn phát triển tốt về kích cỡ trong mùa lạnh.

– Ngoài ra, trong mùa lạnh cần tăng cường nâng cao sức đề kháng cho tôm bằng cách thường xuyên trộn các sản phẩm như vitamin C, beta-glucan, …

Để nuôi tôm vụ đông thành công, những lưu này cần được quan tâm và chia sẻ để thực hiện có hiệu quả.

Đăng bình luận