Thursday, 25 Apr 2024
Tin tức

Nuôi tôm trong rừng ngập mặn: Sinh kế và hơn thế nữa!

Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Tôm rừng: sinh kế, làm giàu, môi trường. Phát triển bền vững!

Hiện trạng nuôi tôm ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tôm bắt đầu được nuôi vào những năm 70 và ngày càng phổ biến với người nông dân. Đến năm 2017, tôm chiếm 46% tổng sản lượng mặt hàng hải sản xuất khẩu và trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị nhất của Việt Nam. Ban đầu, tôm được nuôi dưới hình thức quảng canh, hình thức này đòi hỏi cần một vùng đất có diện tích rộng lớn nhưng ít tốn công chăm sóc lại có giá trị cao. Những năm gần đây, hình thức nuôi quảng canh tôm sú đã dần chuyển sang nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Nuôi thâm canh là hình thức nuôi trên một diện tích nhỏ với mật độ cao hơn, do đó sản lượng sẽ tăng lên trên cùng một đơn vị diện tích.

Cả hai hình thức trên đều xuất hiện sau những cuộc tàn phá rừng ngập mặn trên diện rộng. Giữa năm 1976 và 1992, nghề nuôi tôm đã chứng kiến một sự phát triển bùng nổ lớn nhưng không bền vững. Điều này dẫn đến sự giảm sút diện tích rừng ngập mặn. Do tác động phát quang của chất độc da cam cùng sự mở rộng của ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, diện tích rừng ngập mặn chỉ còn một phần nhỏ, điều này thể hiện rõ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các ao tôm thường sẽ thoái hóa sau một thời gian sử dụng, buộc nông dân phải chặt hạ vùng rừng ngập mặn khác để canh tác. Mặc dù nhà nước đã cố gắng cải thiện tình trạng trên, nhưng đây vẫn là vấn đề cần được quan tâm hơn.


Người dân bắt tôm trong rừng ngập mặn. Ảnh: VNexpress.

Đường mòn cải thiện kế sinh nhai

Một trong những điều cần quan tâm chính của việc nuôi tôm là kế sinh nhai. Thu nhập từ việc nuôi tôm đặc biệt là nuôi thâm canh thường có đặc điểm là chu kì bùng nổ và phá sản. Khi mọi thứ theo như kế hoạch nuôi thì đây là một nghề sinh lời cao. Tuy nhiên, các loại bệnh dịch như hội chứng tôm chết sớm, bệnh đốm trắng vẫn là những bệnh vô cùng đáng sợ đối với nông dân, có thể quét sạch hết vụ nuôi chỉ trong nháy mắt. Nuôi mật độ cao, quản lí chất thải không hiệu quả và lạm dụng kháng sinh do sự mở rộng của ngành nuôi tôm chỉ làm cho các loại dịch bệnh trở nên phổ biến hơn. Mọi thứ còn tệ hơn khi những năm qua, có vài lô hàng tôm của Việt Nam bị từ chối bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu vì bị nhiễm kháng sinh.

Rõ ràng, sự bền vững về môi trường và xã hội là một vấn đề cần được đề cập khi nói đến ngành tôm ở Việt Nam. Gần đây, mô hình nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn xuất hiện có ý nghĩa giải quyết hai vấn đề trên. Mô hình này là hình thức nuôi tôm trong một diện tích đất nhỏ có sự phát triển của rừng ngập mặn. Tiêu chuẩn thường được thiết lập bởi chính phủ hoặc các công ty lâm nghiệp, rừng ngập mặn sẽ chiếm từ 50 – 70% và phần còn lại là ao nuôi và cơ sở hạ tầng. Nhìn chung, cây ngập mặn có thể trồng trong nuôi tôm hoặc trồng riêng ngoài ao. Một số trại nuôi đã sử dụng rùng ngập mặn để lọc nước thải, giảm tác động của hoạt động nuôi trồng lên môi trường. Nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn tương tự hình thức nuôi quảng canh nhưng mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân như: tạo thu  nhập cho người nuôi và các tác động tích cực đến môi trường.

Thường người dân sẽ quan tâm hàng đầu hình thức nuôi mang lại cuộc sống ổn định cho họ. Như đã đề cập, nuôi thâm canh sẽ mang lại lợi nhuận lớn và cũng mang lại rủi ro vô cùng cao đòi hỏi phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Hơn nữa có khoảng 2.4 triệu người nuôi ở Việt Nam trrong đó có khoảng 75% người nuôi thuộc quy mô trang trại nhỏ hơn 2 ha. Điều này chứng tỏ phần lớn người nuôi không đủ vốn đề đầu tư vào công nghệ hoặc số lượng lớn thức ăn cần cho nuôi thâm canh.

Nuôi tôm trong rừng ngập mặn mang lại nhiều nguồn thu giúp cuộc sống người nông dân ổn định hơn. Đầu tiên, mô hình sẽ cung cấp nhiều cơ hội có thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài con tôm, người nuôi còn có thể nuôi thêm cua, vẹm, tôm, cá tự nhiên,… Hơn nữa gỗ ở rừng ngập mặn có thể thu hoạch định kì để bán. Điều đó cho phép người nông dân ít phụ thuộc vào con tôm và có thể ứng biến trước các biến động của thị trường tôm.

Quy định cũng cho phép người dân khai thác cây ngập mặn sau chu kì 12 năm tăng trưởng. Chúng sẽ được bán hơn 7 triệu VNĐ/ha/năm và đây là một cách đa dạng hóa thu nhập.

Có một số cách mà nhà nước và các tổ chức phi chính phủ dùng để khuyến khích người dân chuyển hình thức nuôi sang nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn. Một trong những cách đó là “trả phí”. Dịch vụ hệ sinh thái là một chương trình “trả phí” cho người dân khi họ trồng rừng ngập mặn vì mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, đây cũng được xem là hình thức tăng thêm thu nhập. Những người nông dân kí hợp đồng với công ty lâm nghiệp khi trồng khoảng 20 ha đất sẽ nhận được khoảng 11.5 triệu VNĐ/năm. Ngoài ra còn có “chứng nhận sinh thái” cũng là một hình thức có thêm thu nhập. “Chứng nhận sinh thái” là dịch vụ biểu thị một sản phẩm đạt tiêu chuẩn bền vững. Trong các trường hợp hệ thống nuôi tôm sinh thái, người nuôi tôm có thể áp dụng “chứng nhận sinh thái” lên sông Mê Kông, tôm được nuôi và bán dưới chứng nhận sinh thái sẽ như phí bảo hiểm sản phẩm. Điều này sẽ tạo động lực để người nông dân đạt “chứng nhận sinh thái”. Hiện nay có NGOs (tổ chức phi chính phủ) đang làm việc với nông hộ có quy mô nhỏ ở sông Mê Kông để tăng tần suất “chứng nhận sinh thái”.


Các dạng chứng nhận sinh thái.

Bối cảnh nuôi tôm trong rừng ngập mặn trong biến đổi khí hậu

Như những đề cập trước, mực nước biển tăng được cho là một trong những đe dọa lớn nhất từ biến đổi khí hậu mà Việt Nam phải đổi mặt. Theo một báo cáo từ Viện quan hệ quốc tế Na Uy thì Việt Nam là một trong mười nước chịu tác động lớn nhất từ việc biến đổi khí hậu. Điều này là do phần lớn dân số ở Việt Nam tập trung ở các vùng có địa hình thấp. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất nằm tại mực nước biển và có hơn 20 triệu dân sinh sống. Trong khi không chắc mực nước biển sẽ tăng bao nhiêu, nhiều mô hình đưa ra rằng sẽ tăng 40 cm trong một thế kỉ và điều này phụ thuộc vào mức độ trái đất nóng lên. Thậm chí chỉ tăng 30 cm cũng đã có nhiều tác động đến các vùng đồng bằng thấp. Việt Nam cần có những kế hoạch đối phó với các vấn đề đang xuất hiện từ từ. Mặc dù các cuộc thảo luận đã diễn ra liên quan đến các hành động đối phó nước biển dâng, trong đó mô hình nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn được xem là lựa chọn tiềm năng cung cấp một sự đổi mới và bền vững để đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu thông qua hệ sinh thái vốn có của rừng ngập mặn.

Cây ngập mặn mọc ở các bãi triều và bên dưới mỗi cây đước là một khu vực mà lí thuyết gọi là “không gian ở”, là vùng không gian bao gồm vùng đất hiện tại và vùng đất tương lai cây phát triển đến theo chiều dọc và chiều ngang. “Không gian ở” có thể dần dần bị lấp đầy bởi các quá trình bồi lắng và bồi tụ. Đây là hai quá trình làm lắng đọng trầm tích và kết chúng lại với đất. Từ đó làm tăng mực độ của vùng “không gian ở” này. Trầm tích có thể được lắng đọng theo nhiều cách khác nhau: được mang theo từ thủy triều cao, lắng tụ từ các con sông chảy ra và thậm chí từ lá cây rớt xuống. Mực nước biển tăng là một quá trình từ từ xảy ra trong nhiều năm và như vậy có thể đối phó bởi một quá trình chậm khác là bồi tụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong một số trường hợp tốc độ bồi tụ có thể tương đương với mức tăng mực nước biển dâng, đặc biệt là các vùng đồng bằng nơi có nguồn trầm tích từ thượng nguồn sông chảy ra. Trồng rừng ngập mặn ở các tỉnh ven viển của đồng bằng sông Mê Kông bằng mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng ngập mặn sẽ có ý nghĩa chống lại ảnh hưởng của sự dâng mực nước biển trong thập kỉ tới.

Những lợi ích xa hơn

Nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn có tiềm năng cung cấp nhiều lợi ích cho môi trường vượt ra ngoài cả Việt Nam. Chất mang chính của biến đổi khí hậu là khí CO2 trong không khí. Nó sẽ làm làm tăng hiệu ứng nhà kính, nhiệt được sinh ra trong không khí và dẫn đến tăng nhiệt độ. Giống với nước biển dâng, mức độ ấm lên là không xác định nhưng có thể là 1 – 4oC. Vấn đề ấm lên toàn cầu có những tác động lớn tới chăn nuôi của người nông dân như tăng nguy cơ dịch bệnh, tỷ lệ sống thấp hơn và tăng cơ hội xuất hiện các thời tiết xấu như bão. Tất cả sẽ làm giảm thu nhập và đẩy sinh kế của họ vào thế nguy kịch. Carbon có thể được loại khỏi không khí hoặc cô lập thông qua các quá trình tự nhiên như hô hấp của thực vật và hấp thu thụ động của đại dương.  Để làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu và tăng tỉ lệ carbon bị cô lập trong không khí thì trồng rừng ngập mặn là một cách vô cùng hiệu quả.


Nuôi tôm rừng ở Cần Giờ.

Rừng ngập mặn là cách loại bỏ carbon hiệu quả nhất thế giới. Thực thế rừng ngập mặn có thể loại bỏ hơn hai lần carbon so với rừng nhiệt đối, ôn đới và nhiệt đới gió mùa. Điều này có thể hiểu lượng lớn carbon được rừng ngập mặn lưu trữ ở dưới sâu mặt đất. Thậm chí trong thời gian sống của chúng, rừng ngập mặn có thể cách ly lượng lớn carbon có thể sánh với các khu rừng đã tồn tại trong thời gian dài. Nghiên cứu trồng rừng ngập mặn ở Cần Giờ đã giúp chúng phục hồi trở lại dưới sự tàn phá của chất độc da cam trong chiến. Nếu khía cạnh này được áp dụng với quy mô rộng tới các vùng biển Đồng bằng sông Cửu Long có thể giúp chống lại sự thay đổi môi trường thông qua sự cô lập carbon.

Tiến về phía trước

Trong giai đoạn mà ngành nông nghiệp đang hướng quan tâm đến con người và hành tinh, sự bền vững được xem xét một cách nghiêm túc. Mô hình nuôi kết hợp đã giúp các nông hộ có thêm nhiều nguồn thu nhập giúp cuộc sống ổn định hơn. Rừng ngập mặn cung cấp môi trường sống tốt, giảm các rủi ro có thể gây chết cho tôm. Mô hình đã được mở rộng ở tỉnh Cà Mau được hỗ trợ bởi tổ chức NGOs. Nhà nước ta đã khuyến khích trồng rừng để phủ đất bằng rừng ngập mặn nhưng mô hình cần được hỗ trợ thêm để triển khai ở quy mô canh tác lớn hơn. Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề về sự sử dụng gỗ khai từ rừng ngập mặn, mô hình nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn vẫn đang dần hoàn thiện và phổ biến hơn.

Theo Scott McIlveen and Pham Quoc Hung

Triệu Hải – Nguồn tepbac.com đăng ngày 28/2/2020.

Đăng bình luận