I. Kết quả kiểm tra chất lượng môi trường nước (Thu mẫu ngày 26/02/2021 nhằm ngày 15/01/2020 âm lịch)
1. Nhiệt độ:Tại tất cả các điểm quan trắc nhiệt độ đều thích hợp để nuôi tôm (dao động từ 30 -31oC).
2. pH:Tại tất cả các điểm quan trắccó pH thích hợp nuôi tôm (dao động từ 7,0 – 8,0).
3. Độ mặn:Phần lớn các điểm quan trắc có độ mặn thích hợp để nuôi tôm, dao động từ 5– 18 ‰. Riêng điểm quan trắc cống Rạch Tôm, thuộc huyện Châu Thành có độ mặn thấp đạt 4 ‰.
4. Độ kiềm: Tại các điểm quan trắc thuộc huyện Cần Đước và huyện Tân Trụ có độ kiềm trong môi trường nước thấp, không thích hợp nuôi tôm (đạt43,6 – 65,4 mg/l).Các điểm còn lại có độ kiềm thích hợp để nuôi tôm (dao động từ 87,2 – 174,4 mg/l).
5. Độ trong: Tại tất cả các điểm quan trắc độ trong thích hợp để nuôi tôm (dao động từ 20 – 50 cm).
6. Hàm lượng oxy hòa tan: Tất cả các điểm quan trắc có hàm lượng oxy hòa tanthích hợp để nuôi tôm (dao động từ 4,0 -5,5 mg/l).
7. Hàm lượng NH3: Tất cảcác điểm quan trắc đều không thấy sự hiện diện của hàm lượng NH3, thích hợp để nuôi tôm.
8.Hàm lượng NO2: Tại 02 điểm quan trắc thuộc huyện Cần Giuộc và điểm sông Rạch Cát, huyện Cần Đước có hàm lượng NO2 cao, không thích hợp để nuôi tôm (dao động từ 0,5 – 4 mg/l). Các điểm còn lại đều không thấy sự hiện diện của hàm lượng NO2.
II. Nhận xét chung
– Qua kết quả quan trắc hầu hết các chỉ tiêu môi trường nước phù hợp để nuôi tôm. Tuy nhiên, còn một vài điểm có chỉ tiêu môi trường chưa phù hợp đối với sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, cụ thể như sau:
* Độ kiềm: Tại các điểm quan trắc thuộc huyện Cần Đước và huyện Tân Trụ có độ kiềm trong môi trường nước thấp, chưa phù hợp đối với sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
* NO2: Tại điểm quan trắc thuộc huyện Cần Giuộc và sông Rạch Cát, huyện Cần Đước có hàm lượng NO2 cao.
– Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: Khu vực Nam Bộ từ đêm 25/02-07/03, đêm không mưa, ngày nắng.
III. Khuyến cáo: Các hộ dân nuôi tôm cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Theo diễn biến tình hình thời tiết, chất lượng môi trường nước quan trắc, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại huyện Châu Thành, các hộ dân có thể thả giống trong thời gian này. Tuy nhiên, cần tiến hành chuẩn bị, cải tạo ao đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, theo dõi khi dịch bệnh ổn định bắt đầu thả nuôi.
– Tại các điểm quan trắc có độ kiềm thấp, cần nâng độ kiềm đạt 80 – 120mg/l bằng các sản phẩm như: Dolomite, Alkaline kết hợp với khoáng và vôi; sử dụng chế phẩm sinh học xử lý khí độc trong ao.Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng, giải độc gan và men đường ruột vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi./.
![]() |
![]() |
Giá thể vi sinh Bio-lair | Men gốc vi khuẩn quang hợp PSB |